SBU là từ viết tắt của cụm “Strategic Business Unit”, được dịch theo thuật ngữ chuyên môn là “Đơn vị kinh doanh chiến lược” - là một khái niệm căn bản của quản trị chiến lược. Mỗi đơn vị kinh doanh được xây dựng và định vị khác nhau khi so sánh ở các mô hình, các ma trận. Một SBU thông thường hay được thấy là một đơn vị kinh doanh độc lập (Công ty) hoặc là một nhóm các đơn vị kinh doanh trong cùng một mảng, vì vậy nó có chiến lược và hạch toán lợi nhuận riêng. Khi tạo ra một SBU hoặc liên kết hay hợp nhất để có được một SBU là vì nó được tính toán nằm trong chiến lược tổng thể của công ty mẹ, và mục đích quan trọng hơn cả là nó giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh hoặc bảo đảm sự ổn định cho các hoạt động chính của cả tập đoàn, chứ không chỉ vì lợi nhuận cho dù SBU này có thể sinh lời.
- SBU sữa bột: Sữa bột của Vinamilk chiếm 30% thị phần nhưng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa bột của Vinamilk chủ yếu ở khu vực nông thôn. Ở các thành phố lớn, thị phần của sữa bột Vinamilk gặp phải sự cạnh tranh lớn từ các hãng sữa nước ngoài do tâm lý tiêu dùng của người dân thành thị ưa chuộng hàng ngoại.
- Tuy nhiên, nhóm sản phẩm sữa bột của Vinamilk ngày càng đa dạng để đáp ứng với nhu cầu thực tế về phân khúc khách hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu, không chỉ giới hạn ở đối tượng trẻ em mà còn đã được mở rộng sang nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai, người lớn tuổi, người bị bệnh tiểu đường, người thừa cân, béo phì. Chính vì vậy, đây vẫn sẽ là lợi thế không nhỏ giúp Vinamilk tiếp tục nắm giữ thị phần.
→ Giải pháp: Vinamilk nên tiếp tục đầu tư vào danh mục SBU sữa bột, đẩy mạnh hoạt động marketing cho SBU sữa bột, phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, đặc biệt là định vị dòng sản phẩm ở phân khúc giá thấp.