2.3.2.1. Những mặt hạn chế. a/ Cải cách thể chế.
Chất lượng các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có chất lượng chưa cao, các dự án tham gia phải xin rút, điều chỉnh. Chất lượng văn bản, thể chế còn hạn chế ở một số lĩnh vực, gây hiện tượng chồng chéo hoặc khó triển khai.
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về pháp luật còn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ quản lý nhà nước; một số bất cập được phát hiện, nhưng chậm sửa đổi, bổ sung.
Việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như tình trạng nợ ban hành văn bản chưa được khắc phục triệt để.
b/ Cải cách thủ tục hành chính.
Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn nhiều và rườm rà, phức tạp; vẫn còn có tình trạng một số luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật không thống nhất, có nhiều điểm bất đồng.
Tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà của một bộ phận cơ quan hành chính nhà nước, một số cán bộ, công chức trong giải quyết công việc, thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp còn xảy ra.
Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, giao dịch thanh toán trực tuyến còn thấp so với số lượng hồ sơ trực tiếp và giao dịch thanh toán bằng tiền mặt.
Việc liên thông, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các phần mềm quản lý chuyên ngành của một số bộ, ngành với phần mềm một cửa điện tử của các địa phương còn bất cập.
c/ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
Tô chưc bộ đến nay vẫn giữ nguyên số lượng, mặc dù có khả năng tinh gọn hơn. Bô may bên trong bô, cơ quan ngang bô con cồng kềnh, nhiêu đâu môi.
Nhiều vấn đề tổ chức bộ máy hành chính nhà nước chưa được quy định, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể trong các văn bản pháp luật.
Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vân châm đươc điêu chinh theo hương tinh gon, nâng cao hơn nưa hiêu lưc, hiêu qua hoat đông
d/ Cải cách chế độ công vụ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả đội ngũ lãnh đạo, quản lý ở một số ngành, lĩnh vực, cơ quan, đơn vị, địa phương còn hạn chế.
Công tác cán bộ còn nhiều hạn chế, bất cập, một số nội dung thực hiện còn hình thức, chưa tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật.
Kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm của các bộ, ngành, địa phương chưa phản ánh được thực tế kết quả thực nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
e/ Cải cách tài chính công.
Chính sách tiền lương trong khu vực Nhà nước hiện nay chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy và khuyến khích cán bộ, công chức Nhà nước làm việc.
Hệ thống khuôn khổ pháp lý về chính sách xã hội chưa đồng bộ.
Việc thực hiện tự chủ tài chính nhìn chung còn chậm, mức độ tự chủ chưa cao, đặc biệt ở các địa phương; nguồn thu sự nghiệp còn thấp, chủ yếu vẫn là ngân sách nhà nước cấp phát.
f/ Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Tình trạng cát cứ dữ liệu vẫn còn phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương, một số cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng, như dân cư, đất đai, tài chính,... còn chậm triển khai.
Việc xử lý, trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử trong nội bộ và giữa các cơ quan nhà nước còn chưa phát huy được hiệu quả; hệ thống quản lý văn bản và điều hành của một số bộ, ngành, địa phương khác nhau.
Mô hình, giải pháp triển khai chưa đồng bộ, mức độ quan tâm chỉ đạo triển khai còn có khoảng cách nhất định giữa các bộ, ngành, các địa phương.
2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế. a/ Cải cách thể chế.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong quy trình xây dựng pháp luật còn hạn chế. Tư duy xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật chưa được đổi mới, chưa phát huy được tiếng nói nhân dân trong quá trình xây dựng pháp luật.
Năng lực, trình độ của bộ phận soạn thảo, cán bộ pháp chế, cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhiều cán bộ tại địa phương thiếu chuyên nghiệp, thiếu số lượng và trình độ chuyên môn.
b/ Cải cách thủ tục hành chính.
Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện tại nhiều bộ, ngành, địa phương chưa quyết liệt, sát sao; chưa có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về cải cách.
Nhận thức, tư duy về quản lý hành chính nhà nước trong một bộ phận cán bộ, công chức chậm được đổi mới, chưa thấy được hết ý nghĩa, tầm quan trọng và đòi hỏi cấp bách của cải cách thủ tục hành chính.
Nguôn lưc để bảo đảm thực thi nhiệm vụ chưa tương ứng với yêu cầu, nhất là về yếu tố con người.
c/ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước.
Mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được hoàn thiện, một số bộ phận, lĩnh vực chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa đầy đủ, toàn diện.
Công tác chỉ đạo cai cach tổ chức bộ máy hành chính nhà nước vẫn chưa thực sự quyết liệt, thiêu đông bô.
Viêc chia, tach cac đơn vi hanh chinh ơ câp huyên, câp xa tuy đap ưng yêu câu phat triên kinh tê - xa hôi va nguyên vong cua đia phương nhưng cung la môt trong nhưng nguyên nhân dân đên tăng bô may.
d/ Cải cách chế độ công vụ.
Tư duy, phương pháp quản lý cán bộ, công chức ở nhiều bộ, ngành trung ương và địa phương chưa có sự đổi mới.
Công tác kiểm tra, thanh tra công vụ và xử lý cán bộ, công chức có vi phạm pháp luật chưa thường xuyên, tính răn đe thấp.
Chưa thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút, sử dụng nguồn công chức trẻ, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa hiệu quả.
e/ Cải cách tài chính công.
Thể chế kinh tế nói chung, thể chế tài chính nói riêng trong một số nội dung còn chưa bắt kịp đòi hỏi của thực tiễn.
Hệ thống tổ chức, bộ máy nhà nước cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối. Tư duy bao cấp vẫn còn tồn tại trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở một số lĩnh vực.
f/ Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
Một số thể chế quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử chưa được ban hành, ví dụ như: Bảo vệ dữ liệu cá nhân; quy đinh về đinh danh, xác thưc điên tử,...
Cơ sở dữ liệu quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử chưa được triển khai, hoặc mức độ hoàn thành còn chậm.
Lãnh đạo một số cơ quan nhà nước chưa quan tâm, làm gương, chỉ đạo sát sao.