Hiện đại hóa hành chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bối cảnh cách mạng khoa học-công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào hoạt động hành chính nhà nước không chỉ làm tăng năng suất lao động mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi phương thức làm việc của cán bộ, công chức, hướng tới một môi trường hành chính hiện đại. Những giải pháp chủ yếu bao gồm:
- Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức.
- Ứng dụng công nghệ thông tin -truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân.
- Thực hiện có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan hành chính nhà nước.
- Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để hầu hết các giao dịch của các cơ quan
hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện.
- Xây dựng trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện.
Tóm tắt chương 2
Tóm lại, ở chương 2 nhóm đã tìm hiểu các nội dung liên quan đến nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa như khái niệm, tính tất yếu ra đời nhà nước và những đặc điểm cơ bản. Hiểu rõ nhà nước pháp quyền là nhà nước đề cao vai trò của pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, được tổ chức, hoạt động trên cơ sở một hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng và các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm quyền con người, tự do cá nhân, công bằng, bình đắng trong xã hội. Tiếp theo, nhóm đã trình bày khái niệm về cải cách hành chính là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Thông qua dữ liệu từ tổng kết chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng giai đoạn 2021 – 2030, nhóm đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng, các thành tựu đạt được cùng với đó là những nguyên nhân đạt được của cải cách hành chính ở nước ta, cùng với đó là phân tích sâu vào từng vấn đề liên quan như: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công và xây dựng, phát triển chính phủ điện tử, chính phủ số ở Việt Nam. Đồng thời, nhóm cũng đã chỉ ra những vấn đề bất cập, khó khăn còn tồn đọng trong cải cách và kiến nghị các giải pháp thích hợp để làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình.
BI. KẾT LUẬN
1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thể chế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội. Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa… Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới". Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.
2. Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh cải cách hành chính đáp ứng yêu cầu
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, tuy không chính thức được đặt ra ngay từ buổi đầu thành lập Nhà nước công nông đầu tiên, nhưng tư tưởng pháp quyền, Nhà nước của dân, do dân và vì dân được đề cập khá sớm. Từ điều kiện thực tế của đất nước, kế thừa những tinh hoa, giá trị tiến bộ của nhân loại, đường lối đổi mới của Đảng đã định hình rõ những quan điểm lớn, sâu sắc và toàn diện về xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, sau này là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, là xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, đề cao vai trò của luật pháp. Điều này cũng chính là việc kế thừa tư
tưởng của Hồ Chủ tịch về một Nhà nước kiểu mới “Trăm điều phải có thần linh pháp
quyền”, cơ sở để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sau
này. Đây là bước tiến về nhận thức lý luận, thể hiện giá trị chung của nhân loại và đặc điểm riêng của chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thực hiện trong đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước.
Các nước phát triển với truyền thống hành chính lâu đời, hệ thống luật pháp tương đối ổn định và đầy đủ, trình độ phát triển kinh tế-xã hội và tương ứng với nó là ý thức dân chủ, ý thức pháp luật của đại bộ phận dân cư cũng như đội ngũ cán bộ, công chức đã đạt tới mức độ tương đối cao khiến cho các giải pháp cải cách hành chính nhà nước được áp dụng sẽ khác với ở các nước đang phát triển.Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, cải cách hành chính là một quá trình thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện các bộ phận của nền hành chính để nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của hành chính công trong quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân, góp phần thực hiện thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Cải cách hành chính phải xuất phát từ điều kiện cụ thể của Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của các nước. Việc nghiên cứu, vận dụng những bài học kinh nghiệm từ các cuộc cải cách ở các nước sẽ góp phần quan trọng tạo nên thành công của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay.