7. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC NGUYÊN TẮC THỰC THI
3.4. XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH ĐỘNG VIÊN NHÂN VIÊN
Thực hiện các chính sách đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý điều hành, cán bộ tiềm năng. Đề cao tính sáng tạo của nhân viên thông qua các cuộc thi nội bộ.
Có các buổi họp nhằm tạo sự hiểu biết về sản phẩm mới cho nhân viên. Khen thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc.
Chính sách đãi ngộ cho các đại lý đạt doanh thu sản phẩm mới cao .
Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên (BHYT, BHXH, BHTN,..). Công bằng trong chính sách lương thưởng công nhân viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (1995), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê.
2. PGS. TS. Ngô Kim Thanh (2013), Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Chandler, A. (1962). Strategy and Structure. Cambrige, Massacchusettes. MIT Press.
4. Fred David (2010), Strategic Management – Crafting & Executing strategy, Thompson, Strickland, & Gamble.
5. Johnson, G., Scholes, K. (1999). Exploring Corporate Strategy, 5th Ed. Prentice Hall Europe.
6. Quinn, J., B. (1980), Strategies for Change: Logical Incrementalism. Homewood, Illinois, Irwin
7. https://www.kdc.vn
8. https://danso.org/viet-nam/ 9. https://www.gso.gov.vn 10. https://lapphap.vn
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC Phần mở đầu
Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn
thành
Vũ Trung Nguyên Lời mở đầu
Chương 1
Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn
thành
Võ Thị Ngọc Ánh Cơ sở lý luận
Chương 2
Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn
thành
Nguyễn Thị Diệu Trinh Tổng quan về công ty cổ phần KIDO Xác định mục tiêu
Phân tích môi trường bên ngoài Ma trận SWOT
Đánh giá lại mục tiêu
Võ Thị Ngọc Ánh Phân tích môi trường bên trong Vũ Trung Nguyên Ma trận SPACE
Lựa chọn chiến lược
Chương 3
Họ và tên Nhiệm vụ Mức dộ hoàn
Võ Thị Ngọc Ánh Thực thi chiến lược
Kết luận
Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ
hoàn thành
Nguyễn Thị Diệu Trinh Kết luận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---
BÀI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Phát triển kỹ năng nghề nghiệp - Mã học phần: KDO441
Đề tài: SINH VIÊN KINH TẾ - NHỮNG THÁCH THỨC KHỞI NGHIỆP
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN
1. Lê Khánh Hiền 2114110107
2. Nguyễn Thị Ngọc Bích 2114110037 3. Lê Thị Ngọc Ánh 2114110034 4. Nguyễn Thị Thúy 2114110310 5. Nguyễn Thu Hiền 2114110109
MỤC LỤC
I. Mở đầu...3
1. Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài...3 2. Đối tượng nghiên cứu...3 3. Phạm vi nghiên cứu...4 4. Phương pháp nghiên cứu...4
II. Cơ sở lý luận về xu hướng khởi nghiệp của sh viên kinh tế những năm gần đây ...5
1. Khái niệm khởi nghiệp...5 2. Đặc điểm của khởi nghiệp...5
III. Nội dung đề tài...5
1. Thực trạng vấn đề :...5 1.1. Khởi nghiệp luôn là mối quan tâm sâu sắc của các bạn sinh viên kinh tế:... ...6 1.2. Dù cho sinh viên được tạo khá nhiều điều kiện thực hiện khởi nghiệp, khả năng thành công trong thực tế không lạc quan...7 2. Những thách thức người trẻ gặp phải...9 2.1. Các yếu tố khách quan...9 2.2. Các yếu tố chủ quan...12 3. Giải pháp cho vấn đề...15
IV. Kết luận : Khái quát lại ý nghĩa đề tài, khả năng ứng dụng...16 V. Tài liệu tham khảo:...18
I. Mở đầu
1. Lý do lựa chọn và tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thời đại 4.0, hai từ khởi nghiệp (startup) đang trở thành một xu thế mới của rất nhiều bạn trẻ ở Việt Nam, đặc biệt là sinh viên theo đuổi lĩnh vực Kinh tế. Khởi nghiệp thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm cái mới của những người trẻ, sẵn sàng tạo ra những đột phá và nắm bắt mọi cơ hội mới. Rất nhiều SV đã thử sức với những vai trò khác nhau như là cơ sở sản xuất nhỏ, chủ quán cà phê, chủ doanh nghiệp, hay kinh doanh các mặt hàng thủ công mới nổi ... Trong thực tế, việc khởi nghiệp của SV bắt đầu khi có ý tưởng hoạt động ở lĩnh vực nào đó; sau đó, SV bắt tay tiến hành nhập hàng, sản xuất, bán hàng, quản lý nhân sự, thu chi... để kiếm lợi nhuận từ công việc đó. Khởi nghiệp có thể mang lại những cơ hội lớn để phát triển,để thành công, đồng thời giúp các bạn có thêm những trải nghiệm khác nhau. Tuy nhiên,thực tế đã cho thấy, bên cạnh các bạn trẻ có dự án khởi nghiệp thành công thì con số thất bại cũng không hề nhỏ. Tại sao lại như vậy? Giới trẻ đang gặp phải những khó khăn, thách thức gì trong quá trình khởi nghiệp của họ?
Để giải đáp cho vấn đề này, chúng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sinh viên kinh tế khởi nghiệp- Những thách thức đặt ra”, từ đó rút ra những bài học về thách
thức cũng như định hướng, giải pháp phù hợp cho các bạn sinh viên trong tương lai. Đề tài có thể còn tồn tại nhiều thiếu sót, vì vậy chúng em mong rằng sẽ nhận được góp ý của cô để hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2. Đối tượng nghiên cứu
Khởi nghiệp luôn là chủ đề quen thuộc với mỗi sinh viên học kinh tế nhưng để hiểu
sâu và thực hiện thành công lại vô cùng hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đề tài hướng đến việc khởi nghiệp của giới trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên. Vì vậy, đối tượng trọng tâm trong nghiên cứu này là các bạn sinh viên năm 3, năm 4 hoặc cựu sinh viên theo
học các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kinh tế. Khảo sát được thực hiện đối với sinh viên một số trường như: Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Học viện ngân hàng, Học viện tài chính, Đại học Quốc Gia Hà Nội…Khi đặt câu hỏi cho sinh viên về vấn đề khởi nghiệp thì đa số họ chọn cho cho mình lối đi an toàn cho rằng sẽ tìm công việc ổn định sau khi ra trường. Tuy nhiên trong thời đại 4.0 – “cơ hội vàng” cho những bạn trẻ bắt đầu sự nghiệp của mình, tỉ lệ sinh viên có xu hướng khởi nghiệp đã có sự thay đổi. Họ là những người đã ấp ủ một số ý tưởng nhưng vì nhiều lý do mà chưa thể thực hiện. Một số nhỏ sinh viên thành công nhưng đa phần đều trải qua nhiều thất bại. Vì vậy đề tài sẽ tập trung vào việc khảo sát, nghiên cứu đối với những đối
tượng này, từ đó rút ra kết luận đúng đắn nhất. 3. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực: Khởi nghiệp
- Thời gian nghiên cứu đề tài: 1 tháng.
- Khu vực: Các trường đại học về lĩnh vực kinh tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ bảng khảo sát, các
nguồn tài liệu,... và phương pháp xử lý thông tin như định lượng và định tính.
Phương pháp thu thập thông tin được tiến hành dựa trên việc nghe, đọc các bài báo, chương trình thời sự, tài chính, tìm hiểu từ các trang mạng xã hội, các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài. Ngoài ra nhóm chúng em còn tạo một bảng khảo sát với những câu hỏi xoay quanh vấn đề “Sinh viên kinh tế khởi nghiệp - Những thách thức đặt ra” để từ đó có nguồn thông tin chính xác và cụ thể hơn. Nghiên cứu định tính được tiến hành thông qua việc thảo luận nhóm để thống nhất các đề mục, nội dung của đề tài; bên cạnh đó là điều chỉnh, bổ sung vào bảng câu hỏi khảo sát chung. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng trong việc khảo sát các bạn sinh viên tại các trường kinh
tế trên địa bàn Hà Nội và cả các anh chị đã tốt nghiệp ra trường, sau đó phân tích, xử lý, đưa ra kết luận cụ thể cho đề tài.
II. Cơ sở lý luận về xu hướng khởi nghiệp của sinh viên kinh tế những năm gần đây
1. Khái niệm khởi nghiệp
Có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều không xa lạ gì với cụm từ “Khởi nghiệp” (hay còn gọi là Start-up). Khởi nghiệp là quá trình thành lập và vận hành một công việc kinh doanh mới, cung cấp một sản phẩm hoặc một dịch vụ mà tại đó, bạn là người quản lý, là người sáng lập hoặc đồng sáng lập. Khi một người bắt đầu khởi nghiệp có nghĩa là họ có khả năng và sẵn sàng để phát triển, tổ chức và quản lý một dự án kinh doanh cùng với những rủi ro đi kèm nhằm tạo ra lợi nhuận.Khởi nghiệp không nhất thiết phải là gây dựng công ty, đó có thể là bạn tự mở cho mình một cửa hàng như bún bò, xôi sáng, quán cafe, tiệm Internet, cửa hàng mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng – từ đó kinh doanh, vận hành theo cách của bạn.
2. Đặc điểm của khởi nghiệp
Tạo ra một điều gì đấy chưa hề có trên thị trường ,tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn hoặc kinh doanh những sản phẩm đã có mặt trên thị trường nhưng được “biến tấu” theo cách riêng của người đó. Chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khỏe cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D), kinh doanh rau củ sạch, giá rẻ…
III. Nội dung đề tài 1. Thực trạng vấn đề:
Ngày nay, các bạn trẻ đều dốc lòng chạy theo sự năng động của thời đại 4.0. Đặc biệt với những Bạn trẻ học kinh tế, bối cảnh này đã đưa họ tiếp xúc khá sớm với các mô hình kinh doanh, từ đó đến nay, nó trở thành xu hướng của toàn bộ giới trẻ, đặc biệt với những cá nhân có niềm đam mê đáng kể về kinh doanh
1.1. Khởi nghiệp luôn là mối quan tâm sâu sắc của các bạn sinh viên kinh tế:
Phần lớn các bạn trẻ đều có suy nghĩ đến khả năng khởi nghiệp, thậm chí là quyết tâm khởi nghiệp. Theo shark Hưng, chủ tịch công ty cổ phần và phát triển bất động sản thế kỷ CENINVEST, xu hướng khởi nghiệp gần đây đang rất hot. Hot đến nỗi cứ 4 sinh viên thì 1 người có mong muốn khởi nghiệp. Để kiếm chứng, chúng em đã lập khảo sát đối với các sinh viên năm 3,4 cùng một số cựu sinh viên kinh tế về khả năng khởi nghiệp trong tương lai, kết quả khảo sát được thống kê như sau: 30,5 % lựa chọn mức 1 (tức là tỷ lệ khởi nghiệp trong tương lai bằng 0 ),37,3% lựa chọn mức 2 ( tức khả năng khởi nghiệp rất thấp). Ngược lại, tỷ lệ chọn của sinh viên trong khoảng 3 (có suy nghĩ khởi nghiệp, nhưng không chắc chắn) đến 5 ( khả năng khởi nghiệp cao) tổng cộng là 32,2 %. Con số này đã chứng thực cho cách nhìn của sinh viên kinh tế trong vấn đề khởi nghiệp: luôn dành sự quan tâm sâu sắc.
Sinh viên kinh tế được tạo nhiều điều kiện để thực hiện ước mơ khởi nghiệp.
Năm 2018, trường ĐH Ngoại Thương đã hợp tác với Thung lũng Sillicon Việt Nam thực hiện 7 dự án Startup trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ, cụ thể là: Vinarongbien, Slide Factory Vietnam, Ứng dụng trò chuyện với người lạ Hearty, Dự án vườn ươm cây giống theo công nghệ Israel, Mô hình lọc nước bằng phương pháp màn sinh học, Sản xuất chế phẩm vi sinh bột bã mía phục vụ nuôi tôm thâm canh, Hệ
thống nhận diện khuôn mặt BKFace. Bên cạnh những hỗ trợ trực tiếp của nhà trường, sự quan tâm về khởi nghiệp của sinh viên còn phản án trong hàng loạt các cuộc thi được tổ chức hằng năm về start-up. Điển hình có thể kể đến: Start-up Wheel, CiC, I- star, Business Idea,...
1.2. Dù cho sinh viên được tạo khá nhiều điều kiện thực hiện khởi nghiệp, khả năng thành công trong thực tế không lạc quan.
Sinh viên kinh tế tuy không xa lạ với cụm từ “khởi nghiệp”, nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết được các vấn đề mà khởi nghiệp mang lại và thành công với nó. Theo báo cáo GEM toán cầu, Việt Nam nằm trong nhóm nước phát triển dựa trên nguồn lực. Điều này chứng tỏ, so với các nước khác gia tăng chỉ số khởi nghiệp dựa trên hiệu quả và đổi mới, Việt Nam không phải là một đất nước có thế mạnh trong xu hướng khởi nghiệp. Đầu tiên, tỷ lệ người trưởng thành từ bỏ hoạt động kinh doanh của mình trong năm 2017 là 4,2% (xếp thứ 26/54), trong đó có 2,5% hoạt động kinh doanh đã phải chấm dứt và 1,7% hoạt động kinh doanh được vẫn tiếp tục hoạt động. Ta dễ dàng thấy được, so với mức bình quân của các nước ở cùng trình độ phát triển, Việt Nam đang có các tỷ lệ ở mức thấp. Bên cạnh đó, dù các hoạt động khởi nghiệp năm 2017 đã mang tính đổi mới nhiều hơn so với năm 2015, nhất là về công nghệ. Tuy nhiên, các mô hình và hoạt động kinh doanh chưa thật sự cập nhật so với thời đại. Bằng chứng là, chỉ số đổi mới sáng tạo trong các hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 13,9%, xếp thứ 48/54. Báo cáo GEM toàn cầu 2017/2018 (GEM 2017/18 Global Report) là báo cáo thứ 19 được xây dựng nhằm phản ánh thực trạng khởi nghiệp trên toàn thế giới từng giai đoạn từ tiềm năng đến phát triển dựa vào những điều kiện về hệ sinh thái khởi nghiệp tại mỗi quốc gia. Kết quả báo cáo dựa trên sự khảo sát hơn 164 nghìn người trưởng thành (APS) và khảo sát hơn 2000 chuyên gia (NES) tại 54 nền kinh tế.
Ngoài ra, ta còn có thể theo dõi thực trạng dựa trên đánh giá của các phương tiện truyền thông và các cơ quan kinh tế. Theo kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam, chỉ có dưới 5% start-up được tổ chức sinh nhật lần 2, cũng tức là tỉ lệ phần trăm khởi nghiệp ở Việt Nam là không hề cao. Đặc biệt, đối với sinh viên, tỉ lệ thất bại càng thấp hơn nhiều khi họ thực chất vẫn chưa đủ kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp. Ngoài ra, theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại nằm trong số 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất, chỉ khoảng 3% được gọi là thành công.
Những khó khăn mà khởi nghiệp mang lại là vấn đề vô cùng nan giải đối với toàn bộ cá nhân mong muốn khởi nghiệp, đặc biệt sinh viên kinh tế. Thực tế, khả năng tiếp xúc của sinh viên với những người khởi nghiệp thành công là không cao. Theo kết quả khảo sát của nhóm, mức độ tiếp cận của sinh viên đối với những bạn trẻ đã khởi nghiệp thành công đều tập trung ở mức 1 (chưa từng tiếp xúc) đến 3 (chỉ có một số người). Như vậy, trong môi trường năng động như đại học, việc gặp gỡ nhiều sinh viên với mong muốn khởi nghiệp là không hề thấp, nhưng tỷ lệ gặp gỡ những người khởi nghiệp thành công lại không hề cao. Điều đó chứng tỏ, sinh viên vẫn chưa thực sự thuận lợi trong quá trình khởi nghiệp.
Phần lớn, sinh viên đều chọn khởi nghiệp vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cho rằng khởi nghiệp là thách thức hơn so với khởi nghiệp.
2. Những thách thức người trẻ gặp phải.
Những thách thức, khó khăn mà người trẻ gặp phải trong quá trình khởi nghiệp đến từ nhiều nguyên nhân, phụ thuộc vào hoàn cảnh, độ tuổi của người khởi nghiệp và lĩnh vực, mức độ thực thi của dự án khởi nghiệp. Sau khi tiến hành khảo sát đối với nhóm đối tượng sinh viên các trường kinh tế tại Hà Nội, cùng với việc tham khảo các số liệu trên các trang thông tin, chúng em đã thống kê và đưa ra một số thách thức chính mà các bạn trẻ đang gặp phải. Các vấn đề đó có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: