http://svhttdl.tiengiang.gov.vn/lich-lam-viec-cua-lanh-ao/-/asset_publisher/LTKhIEQ3Qmto/content/xay-dung- gia-inh-hanh-phuc-ben-vung-thuc-trang-va-giai-phap
cực triển khai chính sách pháp luật về trẻ em. Xây dựng chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em, chống xâm hại trẻ em, triển khai các biện pháp phòng, chống tai nạn ở trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em tử vong do đuối nước. Tổ chức các hình thức phù hợp để lắng nghe nguyện vọng của trẻ em trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Bộ Y tế triển khai các biện pháp phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng, đặc biệt là các trẻ em ở các tỉnh miền núi khó khăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng các chính sách hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học, đặc biệt là các em học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Nhà nước cần có chính sách ưu tiên xây dựng các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ở các vùng khó khăn, những nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn.27
2.3.1.5. Tiêu chí về chăm sóc sức khỏe
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và phát huy vai trò của người cao tuổi. Chăm sóc người cao tuổi cả về tinh thần lẫn vật chất. Các bộ, ngành địa phương chú trọng phát triển các ngành chuyên điều trị cho người cao tuổi trong các cơ sở y tế, có chính sách khuyến khích phát triển cơ sở chăm sóc, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, sinh hoạt của người cao tuổi. Bảo đảm người cao tuổi có cơ hội được bình đẳng tham gia và hưởng thụ thành quả phát triển. Hội Người cao tuổi Việt Nam tiếp tục phát triển đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, quan tâm đặc biệt đến người già neo đơn, người lớn tuổi có cuộc sống khó khăn ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.28
Lãnh đạo các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách dân số. Chính quyền xã, thị trấn triển khai thực hiện, lồng ghép tuyên truyền với các hoạt động khác của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, nâng cao chất lượng dân số tại địa phương, đặc biệt là ở các xã vùng sâu vùng xa, ít được tiếp túc với các phương tiện thông tin đại chúng.