29 Tìm giải pháp thoát nghèo hiệu quả (03/08/2021) Truy cập từ
TÓM TẮT CHƯƠNG
Gia đình hạnh phúc là sự hài lòng của các thành viên gia đình về tổng hòa các yếu tố khách quan, chủ quan về đời sống vật chất, sức khỏe, đời sống tinh thần, mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ của gia đình với dòng họ, cộng đồng. Các vấn đề liên quan đến gia đình hạnh phúc gồm có vai trò của gia đình hạnh phúc đối với xã hội và các yếu tố tạo nên gia đình hạnh phúc.
Trong thời gian xây dựng gia đình hạnh phúc, Việt Nam ta đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Cụ thể là đảm bảo vấn đề việc làm cho nhóm tuổi lao động, giúp ổn định đời sống vật chất của mỗi cá nhân trong một gia đình; cuộc sống vật chất ổn định khiến mọi người có nhiều thời gian hơn để chăm sóc gia đình, nuôi dưỡng đời sống tinh thần; tư tưởng tiến bộ giúp các thành viên trong gia đình gần gũi nhau hơn; tư tưởng trọng nam khinh nữ đang dần được xóa bỏ trong xã hội hiện đại; hầu hết trẻ em đều được đến trường; hệ thống y tế ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mọi người trong gia đình; việc sinh nở của phụ nữ cũng trở nên thuận lợi hơn.
Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như vẫn còn nhiều gia đình thiếu thốn vật chất đặc biệt là các hộ ở vùng sâu vùng xa; các thành viên trong gia đình bị chi phối bởi các thiết bị điện tử nên ít dành thời gian cho nhau; vấn đề bạo lực gia đình vẫn còn xảy ra; vì cuộc sống hiện đại nên một số bạn trẻ có những hành vi ứng xử không đúng mực với người lớn; tệ nạn xã hội luôn hiện diện; vấn đề ly hôn ở các cặp vợ chồng.
Nguyên nhân là do hoạt động nông nghiệp truyền thống kém hiệu quả; việc tuyên truyền pháp luật, chính sách hôn nhân gia đình đến người dân vùng sâu vùng xa còn khó khăn; công nghệ chi phối hành vi của các thành viên trong gia đình; tư tưởng sống khác nhau giữa các thế hệ; cha mẹ không có thời gian quan tâm đến con cái; không có đủ kiến thức về hôn nhân khi kết hôn.
Vì vậy nhóm đã đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn đọng. Cụ thể là tạo điều kiện cho người khuyết tật có việc làm; hỗ trợ vay vốn và việc làm cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn; tích cực tuyên truyền các kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình; các biện pháp chống bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội;
45
tráchnhiệm giáodụcconcáicủaôngbà chamẹ;cáchứngxửcủacácthành viêntrong gia đình; những cách để biến công nghệ thành công cụ thể các thành viên trong gia
III. KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”36.
Thật vậy, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Trong xã hội, gia đình chiếm vị trí không thể nào thay thế, gia đình là: tế bào của xã hội, tổ ấm mang lại hạnh phúc, cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Đồng thời, gia đình cũng đảm nhận các chức năng như: tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng, giáo dục, kinh tế và tổ chức tiêu dùng, thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và tình cảm. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, gia đình phải được xây dựng dựa trên các cơ sở về: kinh tế - xã hội, chính trị - xã hội, văn hóa và chế độ hôn nhân tiến bộ.
Ngày nay, chúng ta không chỉ xây dựng gia đình, ta còn hướng tới mục tiêu cao hơn, là xây dựng một gia đình hạnh phúc. Gia đình thế nào được đánh giá là một gia đình hạnh phúc ? Ta sẽ đánh giá dựa trên các tiêu chí như: ứng xử trong gia đình, điều kiện vật chất, điều kiện tinh thần, về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe.
Dựa vào các tiêu chí trên, ta thấy được hiện nay trên lĩnh vực hôn nhân và xây dựng gia đình hạnh phúc cũng có nhiều tiến bộ tích cực như ý thức xây dựng gia đình được nâng cao, các chức năng gia đình từng bước thực hiện đầy đủ. Hoạt động kinh tế gia đình từng bước được phát triển, đời sống vật chất và tinh thần gia đình được cải thiện rõ rệt. Các mối quan hệ trong gia đình ngày càng được tôn trọng, bình đẳng và dân chủ. Quyền trẻ em, quyền tự do và bình đẳng trong hôn nhân của các thành viên được khẳng định và tôn trọng.
Tuy nhiên, trước những tác động mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Việt đang có nhiều thay đổi sâu sắc, nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một. Những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi của gia đình, khiến cho các