PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA KIDO

Một phần của tài liệu 565815783-KTHP-QTCL 5 (Trang 34 - 42)

2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIDO

3.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CỦA KIDO

2.4.1. Sản xuất:

Hiện KDC đang sản xuất trên dây chuyền sản xuất bánh kẹo hiện đại nhất Việt Nam, trong đó có nhiều dây chuyền thuộc loại hiện đại nhất khu vực Châu Á Thái Bình dương. Máy móc được đầu tư mới 100%, mỗi dây chuyền sản xuất từng dòng sản phẩm là sự phối hợp tối ưu các máy móc hiện đại có xuất xứ từ nhiều nước khác nhau.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất; phát triển thêm nhiều sản phẩm cao cấp, chất lượng; mở rộng thị trường xuất khẩu và đáp ứng thị trường trong nước, năm 2018, nhà máy Kinh Đô Bình Dương (thuộc Tập đoàn KIDO, chuyên mảng bánh kẹo) đã

đầu tư và đưa vào sử dụng thêm 2 dây chuyền Cracker và Cup Cake mới, nhập khẩu từ Châu Âu, với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Dây chuyền Cracker và Cup Cake là những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất khu vực, công nghệ Hà Lan, Đan Mạch và Italia.

Theo đó, sau khi đầu tư thêm, dây chuyền Cracker mới góp phần nâng tổng công suất của ngành hàng Cracker (với các sản phẩm AFC, Cosy Marie...) lên 75 tấn sản phẩm / ngày. Tổng công suất của ngành hàng Cake (Cup cake, Layer cake, Swiss Roll) sau khi đầu tư thêm dây chuyền Cup cake mới đạt 6 triệu sản phẩm / ngày. Việc KDC nhập thêm 02 dây chuyền công nghệ mới, hiện đại cùng với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại khép kín thuộc dạng tiên tiến nhất trên thế giới được đầu tư tại nhà máy Kinh Đô Bình Dương vào tháng 12/2008 đã khẳng định qui mô hiện đại bậc nhất và năng lực sản xuất của nhà máy KINH ĐÔ Bình Dương, nhằm không ngừng phát triển sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Về mặt chất lượng, KDC hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ, do tổ chức BVQI của Anh Quốc chứng nhận tháng 10/2002. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 được thương hiệu này tuân thủ nghiêm ngặt. Từ năm 2002 đến nay, KDC đã được tổ chức BVQI tiến hành tái đánh giá hệ thống quản lý chất lượng theo chu kỳ 6 tháng tái đánh giá một lần với kết quả tốt.

2.4.2. Nguồn nhân lực

Bên cạnh các chiến lược kinh doanh, KDC đặc biệt chú trọng vào việc đầu tư yếu tố con người trong chiến lược phát triển toàn diện và bền vững của công ty.

Được biết, hiện tại các nhân sự người Việt đang nắm giữ hầu hết các vị trí quản lý quan trọng tại KDC. Với triết lý phát triển tài năng “Phát triển con người để phát triển kinh doanh”, tài năng bản địa được xác định là yếu tố cốt lõi để KDC phát triển và thành công tại Việt Nam.

Trong năm 2020, KDC lần thứ hai được bình chọn vào danh sách "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2020" do Anphabe và Intage công bố.

Bên cạnh đó, trong năm nay, để có nguồn nhân lực trong đại dịch, KDC đã đề xuất và thực hiện 4A (An toàn, An lành, An sinh và An tâm). Vừa đáp ứng được nguồn lực sản xuất cho công ty, vừa giúp các nhân viên, người lao động có thể làm việc, có thu nhập trong mùa dịch.

2.4.3. Năng lực tài chính

Tập đoàn Kinh Đô công bố kết quả doanh doanh năm 2020 với doanh thu thuần đạt 8.322 tỷ đồng, hoàn thành 101,1% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế đạt 418 tỷ đồng, tăng 47,4% so với năm 2019. Lợi nhuận gộp năm 2020 đạt 1.765 tỷ đồng tăng 8,2% so với năm 2019.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần KIDO từ 2017 - 2020:

Đơn vị: Tỷ đồng

2017 2018 2019 2020

Doanh thu thuần 7.016.325 7.608.568 7.209.947 8.323.616

Lợi nhuận gộp 1.452.476 1.295.288 1.630.872 1.764.988

Lợi nhuận trong liên doanh liên kết

148.224 283.946 239.873 171.986

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

669.468 166.876 258.052 407.904

Lợi nhuận thuần trước thuế

667.859 176.538 283.314 416.077

Lợi nhuận thuần sau thuế

535.744 147.631 207.258 330.238

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, Doanh thu thuần của KDC đạt 4.898 tỷ đồng, tăng 34% và lợi nhuận trước thuế đạt 342 tỷ đồng, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước.

Xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 341 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ năm trước.

2.3.4. Hoạt động marketing

Trải qua nhiều năm hoạt động, KDC luôn không ngừng phát triển đa dạng hóa sản phẩm, giới thiệu các dòng sản phẩm mới, các hương vị mới để thỏa mãn khuynh hướng nắm bắt, hòa nhập với trào lưu mới trên thế giới của giới trẻ Việt Nam.

Hoạt động Marketing của Công ty được chú trọng thực hiện, với mục tiêu đặt ra là: tăng doanh số, tăng giá trị nhận thức thông qua sự khác lạ của sản phẩm và nhãn hiệu. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã triển khai nhiều hoạt động đa dạng như:

 Thực hiện các chương trình khuyến mãi hàng tháng cho người bán lẻ.

 Định kỳ thực hiện các chương trình khuyến mãi đại trà cho người tiêu dùng toàn quốc

 Thường xuyên thực hiện các chương trình quảng bá tươi trẻ, phong cách phù hợp khuynh hướng hòa nhập với trào lưu mới trên thế giới của giới trẻ Việt Nam trên TV, internet và các chương trình khuyến mại hấp dẫn

Chính sách quảng cáo của Công ty theo hướng tập trung, Công ty chỉ chọn các sản phẩm chủ lực để quảng cáo mạnh, các sản phẩm khác có quảng cáo nhưng ít hơn. Công ty thường đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mãi vào các dịp lễ, tết. Vì vậy mà hình ảnh bao bì sản phẩm của Kinh Đô luôn gắn với các màu sắc bắt mắt như đỏ và vàng.

2.3.5. Phân phối:

Nền tảng phát triển của KDC tập trung vào năng lực phân phối và khả năng cung cấp danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp đến với người tiêu dùng. Bằng nền tảng kênh phân phối lớn mạnh hiện có, Kinh Đô dễ dàng phân phối đến tận tay người tiêu dùng những sản phẩm đa dạng từ thực phẩm ngành lạnh đến thực phẩm đóng gói một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi. Có thể khẳng định, đây chính là nền tảng phát triển mang đến thành công của Kinh Đ và thiết lập lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn so với đối thủ cạnh tranh.

Thông qua hệ thống 450.000 điểm bán hàng khô và 120.000 điểm bán trong ngành hàng lạnh, Tập đoàn KIDO hướng đến mục tiêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng suốt cả ngày cho ít nhất 85% người tiêu dùng khắp Việt Nam.

Ngoài ra, các sản phẩm của Công ty đã trở thành mặt hàng quen thuộc trong hầu hết hệ thống siêu thị, tạp hóa và các cửa hàng tiện lợi như Metro, Coopmart, Big C, Lotte, Family Mart, Vinmart, Aeon, Aeon City, Satra,…

Bảng 2.5: Ma trận IFE của công ty cổ phần KIDO:

STT CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG Mức độ

quan trọng

Hệ số

phân loại Điểm

1 Năng lực tài chính 0.1150 3.60 0.4139

2 Năng lực nhân viên 0.0856 2.50 0.2139

3 Năng lực phát triển quy mô sản xuất 0.0963 3.50 0.3369

4 Hệ thống phân phối 0.1176 3.70 0.4353

5 Hoạt động marketing 0.1016 2.30 0.2337

6 Trình độ quản lý 0.0963 2.40 0.2310

7 Năng lực nghiên cứu và phát triển 0.0989 3.10 0.3067

8 Năng lực phát triển thương hiệu 0.1070 3.10 0.3316

9 Năng lực đào tạo nhân viên 0.0882 3.10 0.2735

10 Khả năng gắn kết cộng đồng 0.0936 2.50 0.2340

TỔNG 1 3.0104

Nhận xét:

Nhìn vào ma trận IFE của tập đoàn Kinh Đô, số điểm tổng cộng quan tròn của KDC là 3.0104. Điều đó cho thấy doanh nghiệp khá mạnh về nội bộ, Trong đó doanh nghiệp có điểm mạnh lớn nhất là “Hệ thống phân phối”. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần cải thiện về năng lực của nhân viên, tăng cường các hoạt động marketing để giúp KDC ngày càng vững mạnh, dễ dàng cạnh tranh với các đối thủ khác.

3. MA TRẬN SWOT

MA TRẬN SWOT VÀ CÁC GIẢI PHÁP KẾT HỢP

Cơ hội (O)

1. Thị trường tiêu thụ 2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Nhà nước 3. Tư duy quản

lý Khoa học - Công nghệ đổi mới 4. Khách hàng trung thành 5. Đời sống nâng cao Thách thức (T) 1. Covid - 19 2. Đối thủ cạnh tranh

3. Xuất hiện nhiều sản phẩm thay thế

4. Nhu cầu sử dụng bánh kẹo nhập khẩu

5. Nguồn nguyên liệu, chi phí không ổn định

Điểm mạnh (S)

1. Năng lực tài chính 2. Năng lực nhân viên 3. Năng lực phát triển quy mô sản xuất

4. Hệ thống phân phối 5. Hoạt động marketing 6. Năng lực nghiên cứu và phát triển

7. Năng lực phát triển thương hiệu

8. Năng lực đào tạo nhân viên

S1-S3-S4-S5-O5: Chiến lược phát triển thị trường. S6-O3: Chiến lược phát triển sản phẩm

S5-S6-O5: Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm

S4-S6-O4: Chiến lược đa dạng hóa theo chiều ngang

S4-S6-S7-T2-T3-T4: Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm S4-S5-T2-T3: Chiến lược hội nhập về phía trước S1-S7-T2-T3-T4: Chiến lược định vị thương hiệu Điểm yếu (W) 1. Trình độ quản lý 2. Khả năng gắn kết cộng đồng

W1-O3: Chiếc lược phát triển quản lý chung

W2-O1-O2-O3-O4-O5: Chiến lược thâm nhập thị trường (triển khai kinh doanh online và các sàn thương mại buôn bán để

W2-T2-T3-T5: Chiến lược hội nhập về phía sau (Sáp nhập hoặc tạo nguồn cung riêng để đảm bảo chi phí và nguồn nguyên vật liệu, để đưa ra các sản phẩm nổi trội so với đối thủ, và các sản phẩm

kết nối với khách hang cách dễ dàng)

thay thế)

4. MA TRẬN SPACE

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN TRONG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN NGOÀI

Lợi thế cạnh tranh (CA) Điểm Sức mạnh của ngành (IS) Điểm

Lòng trung thành khách hàng -3 Hiệu quả sử dụng nguồn lực 5 Hệ thống phân phối sản phẩm -3 Yêu cầu về vốn 4

Thị phần -3 Rào cản nhập ngành 5

Thương hiệu uy tín, nổi tiếng -4 Mức tăng trưởng thị trường 3 Chất lượng sản phẩm -3 Máy móc, thiết bị sản xuất 4

Điểm trung bình -3.2 Điểm trung bình 4.2

VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN TRONG VỊ TRÍ CHIẾN LƯỢC BÊN NGOÀI

Sức mạnh tài chính (FS) Điểm Sự ổn định của môi trường (ES) Điểm

Khả năng sinh lợi 5 Công nghệ -2

Tiềm lực về vốn 3 Mức thu nhập của người dân -3

Khả năng thu hồi vốn 4 Tỉ lệ lạm phát -2

Rủi ro trong kinh doanh 2 Áp lực cạnh tranh -3

Khả năng thanh toán 4 Giá của sản phẩm cạnh tranh -3

Điểm trung bình 3.6 Điểm trung bình -2.6

X= ⃗CA + IS = -3.2 + 4.2 = 1.0

Y= ⃗FS + ES = 3.6 – 2.6 = 1.0

Hình 2.1: Ma trận SPACE của công ty cổ phần KIDO

Nhận xét:

 Vecto định hướng của KDC nằm ở góc TẤN CÔNG của ma trận SPACE.

 Doanh nghiệp mạnh về Tài Chính và là doanh nghiệp nổi bật trong ngành.

 Các chiến lược tấn công mà công ty có thể áp dụng: - Chiến lược phát triển sản phẩm.

- Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang. - Chiến lược đa dạng hóa hàng dọc. - Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm.

Một phần của tài liệu 565815783-KTHP-QTCL 5 (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)