Trong Java, lớp (class) được coi là một khuôn mẫu của một nhóm đối tượng có cùng tính chất, đặc điểm và hành động. Việc định nghĩa một lớp thực chất là định nghĩa ra một kiểu dữ liệu bên cạnh các kiểu dữ liệu cơ bản như kiểu int, float,… Kiểu dữ liệu mới này có thể được sử dụng để định nghĩa ra các biến và các biến này được gọi là các
đối tượng (object). Nói cách khác, đối tượng là một thực thể cụ thể (instance) của lớp.
Tất cả các đối tượng của lớp đều có cùng đặc tính và hành động.
Ví dụ, trong bài toán quản lý nhân sự của một trường đại học chúng ta thấy có thể các nhân sự bao gồm giảng viên, sinh viên,…Các cá nhân trong mỗi nhóm nhân sự lại có những đặc điểm, hành đồng giống nhau. Vì vậy ta có thể định nghĩa các lớp đối tượng là Giảng viên, Sinh viên. Các cá nhân trong lớp Giảng viên có cùng đặc tính là có họ tên, trình độ, số năm giảng dạy và có các hoạt động chung là giảng dạy, nghiên cứu. Lớp Sinh viên sẽ có những đặc điểm là họ tên, số hiệu sinh viên, điểm thi,… và có các hoạt động chung là tạo sinh viên, nhập điểm, xem điểm thi,...
Cấu trúc của một lớp gồm 3 phần : tên lớp, dữ liệu của lớp và phương thức của lớp. Dữ liệu của lớp mô tả các đặc tính của các đối tượng trong khi phương thức mô tả các hành động mà các đối tượng của lớp có thể thực hiện.
Cú pháp khai báo lớp như sau : class name {
kiểu_dữ_liệu tên biến ;
kiểu_phương_thức tên phương thức (tham số) ; }
Ví dụ với lớp Sinh viên đề cập ở trên có cấu trúc như sau :
Hình 2. 1 Cấu trúc của lớp
Student
String studentID; String name; double point;
Student(String name, String studentID); void setPoint(String studentID, float point) void getPoint(String studentID);
Tên lớp (Class name)
Dữ liệu (Data)
Phương thức (method)
30 Khai báo cho lớp Sinh viên như sau :
Vậy làm thế nào để kiểm tra hoạt động của lớp Student? Để làm việc này, ngoài lớp Student như đề cập ở trên ta cần thêm một lớp chứa hàm main để tạo ra các đối tượng có kiểu Student. Lớp này ta đặt tên là StudentManage, dùng để tạo và quản lý các đối tượng Student.