CÔNG CỤ PROTÉGÉ CHO XÂY DỰNG OWL

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển phần mềm hướng dịch vụ (Trang 92 - 98)

Protégé là công cụ soạn thảo (editor) bản thể mã nguồn mở và là một hệ thống thu nhận tri thức được phát triển bởi trường đại học Stanford. Protégé cung cấp một giao diện đồ họa cho người dùng để định nghĩa các bản thể. Protégé tích hợp các bộ phân loại suy dẫn (deductive classifiers) để kiểm nghiệm tính nhất quán của các mô hình và suy dẫn thông tin mới dựa trên việc phân tích trên bản thể. Hình 5.11 dưới đây là minh họa về giao diện của công cụ Protégé.

Hình 5.11: Giao din công c Protégé

Protégé OWL là một plug-in của nền tảng phát triển Protégé cho bản thể (Protégé ontology development platform). Protégé OWL cho phép người sử dụng soạn thảo các bản thể

bằng ngôn ngữ OWL và để sử dụng các bộ lô gic mô tảđể duy trì tính nhất quán trong các bản thể của chúng. Protégé OWL được phát triển bằng Java, và nó chạy trên nhiều loại nền tảng

khác nhau, và nó có cộng đồng đông đảo người dùng và trở thành bộ soạn thảo chuẩn cho OWL. Hình 5.12 minh họa tiện ích phân loại của Protégé OWL của ứng dụng Travel [3].

Hình 5.12: Tin ích phân loi ca công c Protégé [3]

Protégé OWL cung cấp các tính năng sau đây làm cho nó trở thành rất có ích cho việc xây dựng các bản thể bằng OWL và các ứng dụng thông minh mà sử dụng các bản thể này:

§ Giao diện đồ họa cho người dùng (GUI) và API: Protégé OWL được xây dựng dựa trên mô hình nền tảng tri thức Protégé và sử dụng Protégé GUI để soạn thảo các lớp, thuộc tính và các biến thể hiện. Nó cung cấp các thư viện API cho phép người dùng tích hợp Protégé OWL vào ứng dụng của họ. Hình 5.13 minh họa giao diện plug-ins của Protégé OWL của ứng dụng Travel [3].

§ Bộ soạn thảo đồ họa cho các biểu thức OWL lô gic: Protégé OWL cung cấp bộ soạn thảo biểu thức dễ sử dụng cho phép người dùng thao tác trên các biểu thức một cách dễ

dàng bằng chuột và bàn phím. Nó cũng sử dụng giao diện đồ họa hướng đối tượng để định nghĩa các lớp. Bộ soạn thảo này cũng hỗ trợ các thao tác kéo thả và copy/paste. Hình 5.14 minh họa giao diện của bô soạn thảo Protégé OWL.

§ Hỗ trợ thực hiện các thao tác phức tạp: với tính năng hỗ trợ wizard cho các mẫu bản thể

công nghệ như tạo các nhóm lớp, tạo tập hợp các lớp không giao nhau, tạo ra ma trận thuộc tính cho nhiều giá trị thuộc tính, và tạo các giá trị phân hoạch.

§ Trực tiếp truy cập đến các bộ suy diễn: Protégé OWL cung cấp khả năng tuy cập đến các bộ phân loại hiệu năng cao như Racer. Giao diện người dùng hỗ trợ 3 loại suy diễn: (1) kiểm tra tính nhất quán; (2): phân loại; và (3): phân loại các biến thể hiện. Do

Protégé OWL xây dựng các hệ thống Protégé, nên các đặc trưng hữu ích sau cũng có sẵn:

§ Tựđộng sinh ra form: Protégé OWL có thể tựđộng sinh ra một giao diện người dùng để

yêu cầu dữ liệu từ các lớp định nghĩa. Đặc tính này rất có ích để thu thập tri thức.

§ Hỗ trợ đa người dùng: Protégé OWL cung cấp khả năng đa người dùng cho điểm vào của đồng bộ tri thưc.

§ Hỗ trợ nhiều định dạng lưu trữ: Protégé OWL có thể mở rộng phần back end cho phép lưu trữ nhiều các dạng file có định dạng khác nhau như: Clips, XML, RDF, và OWL.

Hình 5.14: B son tho ca Protégé OWL [3]

Hiện nay Protégé OWL có phiên bản:

§ Phiên bản chạy trên Web: cho phép người sử dụng có thể thực hiện việc biên tập, xây dựng bản thể trực tuyến tại địa chỉ: http://protege.stanford.edu/products.php#web- protege . Ngoài ra. Người dùng có thể tải bộ cài về từ địa chỉ: https://github.com/protegeproject/webprotege/releases

§ Phiên bản chạy trên Desktop: cho phép người sử dụng có thể thực hiện việc biên tập, xây dựng bản trên máy tính cá nhân. Bộ cài có thể được tải từ: http://protege.stanford.edu/products.php#desktop-protege

6.5 BÀI TẬP

1. Phát biểu nào sau đây về các tài liệu Web ngữ nghĩa là KHÔNG đúng:

A. Chúng có thể tham chiếu đến các thuật ngữ (term) mà không cần đến bản thể

(ontology);

B. Chúng được viết bằng XML; C. Chúng được viết bằng RDF;

D. Chúng có thể tham chiếu đến nhiều bản thể; E. Chúng có thểđịnh nghĩa các bản thể mới. Hãy giải thích về sự lựa chọn của bạn

2. Lựa chọn nào dưới đây mô tả tốt nhất về sự khác nhau giữa thuộc tính rdf:ID và rdf:about

A. Chúng tương đương nhau;

B. rdf:ID được sử dụng khi định nghĩa một đối tượng, còn rdf:about được sử dụng khi tham chiếu đến một đối tượng; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. rdf:ID được sử dụng cho mô tả tài nguyên còn rdf:about được sử dụng cho vị ngữ

(predicates);

D. rdf:ID có thể có giá trị còn giá trí của rdf:about phải là URN

E. rdf:ID không hỗ trợ sử dụng namespaces nhưng rdf:about có hỗ trợ sử dụng namespaces

3. Tài liệu RDF nào dưới đây tương ứng với câu trong tiếng Anh “Anything that is a student is a person?”

A.

B.

C.

D.

4. OWL có thể sử dụng cho: A. Tạo ra các bản thể

B. Mô tả các dịch vụ Web C. Mô tả các ứng dụng

D. Định nghĩa các kiểu lược đồ XML E. Tạo ra các thông điệp multicast SOAP

5. Giả sử định nghĩa một thuộc tính parentOf liên quan đến các động vật và một lớp Parent (bố, mẹ) và giới hạn parentOf có số lượng nhỏ nhất là 1. Hãy viết một mô tả

OWL cho grandparent (ông, bà).

6. Hãy tạo một tài liệu OWL để mô tả tình huống sau đây cho một trường đại học. Giả sử

các lớp student, course, và department với các thuộc tính takes và offeredBy. Bạn có thể định nghĩa các lớp và thuộc tính phụ nếu bạn muốn. Sử dụng các cú pháp RDF- XML:

• Định nghĩa một danh sách trích ngang các môn học mà được cung cấp (offered) bởi hai hay nhiều hơn hai department;

• Một sinh viên thuộc về chính xác một department;

• Định nghĩa một sinh viên không may mắn mà học môn học đang được học bởi nhiều hơn 100 sinh viên khác.

CHƯƠNG 7 DCH V WEB NG NGHĨA VÀ OWL-S

Sự hội tụ của web ngữ nghĩa với điện toán hướng dịch vụđà hình thành công nghệ dịch vụ web ngữ nghĩa (Semantic Web Services- SWS). Nhằm giải quyết những thử thách chính của dịch vụ web như tựđộng, trao đổi trong suốt, kết hợp ý nghĩa được thực thi bởi các tác tử

phần mềm thông minh.

Một phần của tài liệu Bài giảng phát triển phần mềm hướng dịch vụ (Trang 92 - 98)