L ỜI GIỚI THIỆU
3.2. Thiết lập các thông số
Các thông tin cần thiết lập trong CMOS bao gồm: - Ngày giờ hệ thống.
- Thông tin về các ổđĩa
- Danh sách và thứ tựổđĩa giúp tìm hệ điều hành khởi động máy. - Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi.
- Cài đặt mật khẩu bảo vệ.
3.2.1. Ngày giờ hệ thống
- Vào Cmos
Hình 3.4- Giao diện của CMOS
- Chọn STANDARD CMOS SETUP
- Chọn thiết lập ngày, giờ hệ thống + Date: ngày hệ thống,
+ Time: giờ của đồng hồ hệ thống
3.2.2. Thông tin đĩa cứng
- Chọn STANDARD CMOS SETUP Trong lựa chọn này có các thông tin sau:
- Primary Master: thông tin về ổđĩa chính gắn trên IDE1. - Primary Slave: thông tin vềổđĩa phụ gắn trên IDE1. - Secondary Master: thông tin về ổđĩa chính gắn trên IDE2. - Secondary Slave: thông tin vềổđĩa phụ gắn trên IDE2.
- Drive A: thông tin về ổ mềm, nếu có sẽ hiển thị loại ổ mềm hiện đang
dùng 1.44M 3.5 Inch.
- Drive B: không còn sử dụng nên sẽ hiển thị dòng None, hoặc Not Installed
Lưu ý: Nếu thông tin về các ổ gắn trên IDE không có chứng tỏ các ổ này
chưa hoạt động được, phải kiểm tra lại ổ đĩa gắn đủ 2 dây dữ liệu và nguồn
chưa, có thiết lập ổ chính, ổ phụ bằng jump trong trường hợp gắn 2 ổ trên 1 dây
chưa.
3.2.3. Thứ tự khởi động
- Vào Cmos
Trong mục này thứ tự khởi động bao gồm:
- First Boot Device: Chọn ổđĩa để tìm HĐHđầu tiên khởi động máy. - Second Boot Device: Ổ thứ 2 nếu không tìm thấy HĐH trên ổ thứ nhất. - Third Boot Device: Ổ thứ 3 nếu không tìm thấy HĐH trên 2 ổ kia.
Ví dụ: khi muốn cài HĐH thì phải chọn ở mục First Boot Device là CD-
ROM để máy khởi động từđĩa CD và tiến hành cài đặt.
3.2.4. Thiết lập cho thiết bị ngoại vi
- Vào Cmos
- Chọn INTEGRATED PERIPHERALS
Hình 3.7- INTEGRATED PERIPHERALS
Thiết lập cho các thiết bị ngoại vi, mục này cho phép sử dụng hay vô hiệu hóa các thiết bị trên mainboard như IDE, khe PCI, cổng COM, cổng LPT, cổng USB. Chọn Auto: tựđộng, Enabled: cho phép, Disable: vô hiệu hóa.
3.2.5. Cài đặt mật khẩu bảo vệ
- Vào Cmos
- Chọn User Password
Trong thiết lập USER PASSWORD có các chếđộ sau: - Supervisor Password: thiết lập mật khẩu bảo vệ CMOS. - User Password: thiết lập mật khẩu đăng nhập vào máy.
- Save & Exit Setup: Lưu các thiết lập và thoát khỏi màn hình CMOS. - Exit Without Saving: Thoát nhưng không lưu các thiết lập.
Chú ý: Khi can thiệp vào CMOS chúng ta phải hạn chế, nếu không cần thiết thì không nên thay đổi các thông số trong CMOS.
THỰC HÀNH 1- Điều kiện thực hiện
1.1- Dụng cụ - Thiết bị:
Phòng máy tính 25 đến 30 máy 1.2 - Các điều kiện khác
Giáo trình lắp ráp và sửa chữa máy tính, tài liệu tham khảo, máy chiếu
prorector đa năng, máy chiếu vật thể, máy tính.
2. Trình tự thực hiện T T Nội dung công việc Hình vẽ minh họa Yêu cầu đạt được 1 Khởi động máy tính để ấn phím Del hoặc F2 để vào Bios
- Vào được Bios
2 Thiết lập các thông số Standard cmos setup - Thiết lập được các thông số Standard cmos setup.
3 Thiết lập các thông số Bios features setup (advanced cmos setup) - Thiết lập được các thông số Bios features setup (advanced cmos setup) 4 Thiết lập các thông số Integrated peripherals -Thiết lập được các thông số trong Integrated peripherals 5 Supervisor password - user password - save & exit setup - exit without saving
Chương 4
Cài đặt hệ điều hành và các trình điều khiển Giới thiệu:
Trong phần trước ta đã xét về cấu trúc cũng như cách làm việc của các thành phần cấu tạo nên máy tính. Sau khi lắp ráp các linh kiện phần cứng thành một máy tính hoàn chỉnh, để máy tính hoạt động được cần phải cài đặt hệ điều
hành để điều khiển hoạt động của máy tính. Tuy nhiên, các hệ điều hành ngày
nay đòi hỏi hiệu năng xử lý, khả năng đồ họa rất cao. Vì vậy, đã có nhiều hệ điều hành được sản xuất đểđáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Cài đặt hệ điều hành là quá trình xác định nguồn tài nguyên mà hệ điều hành đó được sử
dụng trên hệ thống và các thành phần của phần mềm được sử dụng. Từ đó phân
bố các thông tin này vào các file chương trình khởi động hay các file cấu hình cho phù hợp. Có thể đơn cử quá trình cài đặt chung của phần mềm gồm các
bước sau:
- Kiểm tra các tài nguyên hệ thống có đảm bảo không như CPU, RAM,
Màn hình, Bàn phím, Chuột, không gian đĩa v.v...
- Xác định các thành phần của phần mềm cài đặt. - Chép các file chương trình, dữ liệu lên đĩa đích.
- Kiểm tra tất cả các thành phần hệ thống và đưa thông tin vào các file
*.sys hay *.ini.
- Cập nhật các thông tin đi cùng với chế độ khởi động cũng như các điều kiện làm việc. Tiêu biểu là các file Config.sys và Autoexec.bat.
- Xác định các thành phần hiện có cho phần mềm và cập nhật các logo đi cùng
Mục tiêu:
- Hiểu được các phân vùng của ổ cứng.
- Biết được quá trình cài đặt một hệđiều hành. - Biết cách cài đặt các trình điều khiển thiết bị. - Giải quyết được các sự cốthường gặp.
- Tính chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
Nội dung chính: