Tạ Thị Hương (06/02/2018) Các chính sách đối với người cao tuổi ở Việt Nam Truy cập từ

Một phần của tài liệu GIAĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ở nước TA HIỆN NAY (Trang 32 - 35)

http://gopfp.gov.vn/chi-tiet-an-pham/-/chi-tiet/cac-chinh-sach-%C4%91oi-voi-nguoi-cao-tuoi-o-viet- nam-8214-3304.html

23 Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật, tr. 138 thật, tr. 138

a. Tiêu chí về điều kiện vật chất

Bên cạnh những lớp người đã có thể ổn định về mặt vật chất nhờ vào sự phát triển kinh tế và tiếp tục vun đắp cho đời sống tinh thần, thì đâu đó vẫn còn rất nhiều gia đình sống trong cảnh khó khăn, thiếu thốn vật chất, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, nơi kinh tế khó phát triển, phương tiện khó lưu thông.

Vật chất không phải là thứ có thể mang lại hạnh phúc thật sự nhưng đấy là thứ có thể đảm bảo cho nhiều gia đình được sống hạnh phúc, đủ đầy. Con người khi thiếu thốn vật chất thì sẽ buộc phải buôn trải cho cuộc sống khó khăn, chịu nhiều áp lực như thế khiến con người ta không có thời gian cho gia đình và cũng dễ cáu giận với người thân, vô tình tạo nên những tổn thương không đáng có. Ngoài ra, cuộc sống túng quẫn dễ khiến người ta mắc vào những tệ nạn xã hội, dễ bị lừa gạt bởi bọn buôn người hay thậm chí phạm tội.

b. Tiêu chí về điều kiện tinh thần

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, nhiều đời điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử đã ra đời, phục vụ đời sống, giúp giải trí, nhưng lại có nhiều người lạm dụng quá mức, rồi lãng quên những người thân bên cạnh, thay vì dùng thời gian bên gia đình thì lại đắm mình vào điện thoại, làm gia tăng khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình, khiến quan hệ tình cảm trở nên lạnh cảm, xa cách.

Một vấn nạn nghiêm trọng rất được quan tâm trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc là bạo lực gia đình, đây không phải tình trạng hiếm có ở nước ta, và những gia đình nghèo khó thường là nơi xảy ra bạo lực gia đình. Nghèo tuy không có tội nhưng sống trong cảnh nghèo khó lâu dài sẽ hội tụ nhiều yếu tố khiến con người ta dễ mắc sai lầm chẳng hạn như: áp lực do cuộc sống vật chất, trở nên ích kỷ,… Từ đó dẫn đến những vụ bạo lực gia đình, mà nạn nhân của các vụ bạo lực thường là trẻ em, người già, phụ nữ hay đối tượng yếu đuối không có năng lực tự vệ dễ trở thành “bao cát trút giận” cho những kẻ ích kỷ, bạo lực. Hiện trạng này đã làm rạn nứt, phá hoại tình cảm gia đình, làm cho quan hệ gia đình trở nên mong manh, dễ dàng tan vỡ hơn.

Ngoài ra, việc sa vào các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,… cũng khiến con người ta dễ đánh mất lý trí, làm ra những hành vi vi phạm đạo đức và

pháp luật. Điển hình, hầu hết đàn ông gây ra bạo lực gia đình đều có dính vào tệ nạn xã hội.

c. Tiêu chí về ứng xử trong gia đình

Tư tưởng đổi mới, khiến các thành viên trong gia đình cử xử thoải mái hơn, không còn bị ràng buộc quá nhiều bởi thứ gọi là “gia quy” như thời trước. Nhưng cũng vì thế, nhiều người quên mất việc kính trên nhường dưới là một truyền thống dân tộc quý báu cần được giữ gìn và phát huy. Nhiều ông bà, cha mẹ vì quá yêu chìu con mà không hướng dẫn, dạy dỗ con cách hành xử, khiến chúng dễ làm ra những hành vi thiếu lễ phép, không tôn trọng người lớn, lâu dần sẽ hình thành tính cách xấu, gây tổn thương cho người khác, và gây rạn nứt tình cảm gia đình.

Mối quan hệ của nhiều cặp cha con, mẹ con cũng trở nên gay gắt, khi mọi người ai cũng muốn nói nhưng không ai chịu lắng nghe. Đôi bên đều không tìm hiểu cách nghĩ của đối phương mà chỉ muốn thể hiện suy nghĩ của mình. Cha mẹ đều rất yêu thương con, muốn tốt cho con nhưng nhiều khi lại dùng cách nghĩ của thế hệ trước mà có đôi chút áp đặt. Con cái từ bé đều phụ thuộc và yêu thương cha mẹ của mình, những người cho chúng sự yêu thương đầu tiên trên cuộc đời, nhưng trong quá trình trưởng thành sẽ dần hình thành tính cách và muốn tự do làm điều mình muốn mà bỏ qua những lời khuyên hay cảnh báo từ cha mẹ vì sự bốc đồng của tuổi trẻ, hay đam mê cái tự do không có thật. Nói chung, giữa cha mẹ và con cái có lẽ đều yêu thương nhau đấy, nhưng lại không dùng cách mà đối phương mong muốn để thể hiện sự quan tâm. Sự nhường nhịn của mỗi thành viên sẽ dần mờ nhạt, nếu họ không dành quá nhiều sự kiên nhẫn với người thân sau khi buộc phải nhẫn nhịn xã giao ngoài xã hội.

d. Tiêu chí về giáo dục

Quá trình hội nhập quốc tế đã góp phần giúp cho sự phát triển của kinh tế, nền công nghệ khoa học,… nhưng đồng thời cũng đem lại nhiều tác động tiêu cực do các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ma túy, buôn lậu,… cũng theo dòng lưu thông mà tràn ngập khắp xã hội. Ngày nay, gần như toàn bộ mọi người đều sử dụng điện thoại thông minh với mạng xã hội để học tập và làm việc, mà mạng xã hội chính là cái nơi tạp nham, tốt xấu lẫn lộn. Và càng nghiêm trọng hơn khi, tệ nạn xã hội xuất hiện cả

trên mạng, nơi mà phụ huynh và nhà trường càng khó để phát hiện nếu con trẻ có lỡ sa vào.

Tệ nạn gây loạn cho xã hội, và những đối tượng thường bị lôi kéo là thanh niên, ở cái tuổi dễ tò mò mà nếu phụ huynh và nhà trường nếu thiếu sự hợp tác để chú ý quan tâm thì rất dễ sa vào cám dỗ. Nhiều thanh niên sau khi sa vào tệ nạn xã hội, tính cách thường trở nên khó chịu, lầm lì, không màng đến người thân, thậm chí lừa tiền của gia đình để tiếp tục phục vụ cho bản thân, tình trạng này nếu diễn ra lâu dài và không được kịp thời ngăn chặn rất có thể sẽ gây ra những hối tiếc không đáng có.

e. Tiêu chí về y tế và chăm sóc sức khỏe

Suy nghĩ của lớp người trẻ tuổi về hôn nhân cũng thoáng hơn, thoáng đến mức nhiều đôi đối với hôn nhân rất dễ dãi, kết hôn nhanh mà ly hôn cũng nhanh, khiến tình trạng ly hôn ở nước ta ngày một phổ biến. Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh năm 2016 thụ lý 330 vụ án ly hôn; năm 2017 con số này là 398 vụ, tăng 68 vụ = 20,6% so với cùng kỳ năm 2016.24

Việc kết hôn sớm khi chưa đủ điều kiện trang trải cuộc sống sẽ dễ tạo nên những đau lòng không đáng có. Chẳng hạn như khi năng lực xã hội và nền tảng tinh thần không đủ mạnh mẽ để gánh chịu áp lực kinh tế và trở ngại từ xã hội, thì rất dễ gây ra bệnh trầm cảm, khiến tinh thần bị suy kiệt. Khi không thể chịu đựng nữa thì mối quan hệ sẽ tan vỡ.

Vợ chồng nếu không thể sống cùng nhau nữa thì chia tay là chuyện bình thường nhưng nếu có con rồi thì so với trước khi chia tay càng cần chăm sóc con đầy đủ hơn về mặt tinh thần, không nên tạo cho đứa trẻ cảm giác thiếu thốn tình cảm hay suy nghĩ cha mẹ không cần chúng, dẫn đến những tình cảnh đáng tiếc như sa vào các tệ nạn xã hội, bị lừa bán hay xâm hại do không ai bảo vệ. Mỗi một đứa trẻ nên được sinh ra trong tình yêu thương, trẻ con không có tội, đừng bắt chúng gánh vác sai lầm mà người lớn phạm phải.

2.2.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu GIAĐÌNH TRONG THỜI kỳ QUÁ độ lên CHỦ NGHĨA xã hội THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP xây DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC ở nước TA HIỆN NAY (Trang 32 - 35)