https://thaibinh.gov.vn/gnbv/tin-tuc-su-kien/tin-giam-ngheo/tim-giai-phap-thoat-ngheo-hieu-qua.html
30 Nguyên Quốc. (12/03/2018). Gắn đào tạo nghề với nhu cầu thực tế. Truy cập từ https://nhandan.vn/tin-chung1/gan-dao-tao-nghe-voi-nhu-cau-thuc-te-318521/ chung1/gan-dao-tao-nghe-voi-nhu-cau-thuc-te-318521/
xấu nhau cũng là những hình thức bạo lực gia đình chứ không chỉ riêng dùng vũ lực. Cần xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nạn nhân bị bạo hành cần trang bị cho mình kiến thức kỹ năng để tự bảo vệ bảo vệ bản thân như: độc lập về tài chính, có nghề nghiệp ổn định, học cách làm chủ bản thân và gia đình, kiến thức giữ gìn hạnh phúc gia đình và nuôi dạy con cái. Đội ngũ làm công tác phòng chống bạo lực gia đình cần được đào tạo, bồi dưỡng để có đủ kiến thức, năng lực để giáo dục, tuyền truyền pháp luật, tăng kỹ năng hòa giải với các bên
xảy ra mâu thuẫn khi có bạo lực gia đình. 31
Hai là, mỗi thành viên trong gia đình cần học cách tôn trọng suy nghĩ, quyết định của nhau. Sự thiếu tôn trọng sẽ gây ra những tổn thương cho người khác. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn, điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối với người vợ. Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ luôn bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp không cần biết con có thích hay không. Suy nghĩ cho rằng cha mẹ có quyền quyết định cả tương lai của con có thể dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn và tìm cách chống đối, tách biệt khỏi cha mẹ.
Ba là, trong thời đại công nghệ 4.0, truyền thông là một cách lan tỏa những điều tốt đẹp. Thay vì mỗi người một thiết bị di động thì cả gia đình có thể cùng nhau xem các chương trình truyền hình. Các nhà đài phát sóng các chương trình về hạnh phúc gia đình nhằm lan truyền những thông điệp ý nghĩa. Các chương trình truyền hình sẽ giúp các thành viên trong gia đình có không gian sinh hoạt chung, xích lại gần nhau hơn. Thông qua các chương trình, cha mẹ sẽ thấu hiểu con em mình hơn và con cái cũng có sự đồng cảm với suy nghĩ của cha mẹ. Không dừng lại ở việc chia sẻ mà chương trình có thể tích hợp giúp nhân vật tìm lời khuyên, giải pháp thông qua sự góp mặt của các chuyên gia tâm lý. Điều này sẽ làm cho những mâu thuẫn trong gia đình tìm được hướng giải quyết.
31 Nguyễn Mạnh Thân. (16/04/2020). Bạo lực gia đình và một số giải pháp phòng tránh bạo lực gia đình.Truy cập từ https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/bao-luc-gia-dinh-va-mot-so-giai-phap-phong- Truy cập từ https://phunu.khanhhoa.gov.vn/article/goc-tu-van/bao-luc-gia-dinh-va-mot-so-giai-phap-phong- tranh-bao-luc-gia-dinh.html
Hình 2: Cả gia đình cùng nhau xem TV32
Thứ tư, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên xây dựng các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ở các vùng khó khăn, những nơi cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Chính quyền xã, phường, các tổ chức như Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tạo ra các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao để giải trí, vui chơi đối với từng lứa, tạo cho thanh thiếu niên một môi trường lành mạnh, có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt, sống có lý tưởng, từ đó tránh xa những đối tượng xấu lôi kéo vào con đường sai trái
2.3.4. Giải pháp về việc ứng xử trong gia đình
Thứ nhất là ông bà, cha mẹ phải làm gương cho con cái, có trách nhiệm dạy dỗ giáo dục con cái ngay từ lúc còn thơ, không nên chỉ ỷ lại vào giáo dục của nhà trường. Bởi gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên của một con người, đây sẽ là nơi đầu tiên góp phần hình thành nhân cách của mỗi đứa trẻ. Cần phải có phương pháp dạy con hợp lí, tránh nuông chiều con cái quá mức. Những cách dạy con cha mẹ có thể tham khảo từ nhiều nguồn như kinh nghiệm của những người đi trước, sách báo, mạng Internet, …
Thứ hai, các thành viên trong gia đình cần học cách chia sẻ và thấu hiểu lẫn nhau. Muốn hòa chung là một thể thống nhất thì mọi người phải thực sự thấu hiểu đối phương, còn khi “ông nói gà, bà nói vịt” thì gia đình sẽ chỉ toàn những tranh cãi, bất 32 Ánh Dương. (24/05/2019).Cùng nhau quây quần xem TV là biểu hiện của một gia đình hạnh phúc. Truy
cập
từ https://cafebiz.vn/cung-nhau-quay-quan-xem-tv-la-bieu-hien-cua-mot-gia-dinh-hanh-phuc- 20190524182207358.chn
hòa. Mỗi người một ý không ai nhường ai, không ai chịu hiểu ai thì không thể cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Chia sẻ việc nhà cùng nhau là việc làm thể hiện tình cảm thiết thực nhất. Phụ nữ thường bị quy kết cho nghĩa vụ là chăm lo việc nhà, và người đàn ông thì nghỉ việc nhà hiển nhiên thuộc về phụ nữ. Chính bởi suy nghĩ lệch lạc đó mà rất nhiều người chồng thường phó mặc việc nhà cho phụ nữ. Dẫn đến những người phụ nữ cảm thấy bực bội, gây bất hòa. Vì vậy chia sẻ việc nhà trong mỗi gia đình tưởng chừng là chuyện rất nhỏ nhưng góp một phần lớn đến việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
2.3.5. Giải pháp về vấn đề giáo dục
Thứ nhất, cha mẹ cần quản lí vấn đề sử dụng mạng xã hội của con em mình. Quy định khoảng thời gian mà trẻ em có thể sử dụng mạng xã hội, các thiết bị điện tử. Phụ huynh nên giải thích cho con về các quy định để bé hiểu rõ hơn về những gì mà con có thể và không thể chia sẻ trên các nền tảng này. Sử dụng các công cụ để kiểm soát việc sử dụng các nền tảng online như Youtube Kids, … Nền tảng mạng xã hội là nơi mà mọi người có thể tiếp xúc với trẻ. Một số người có thể để lại những bình luận gây tổn thương hoặc lời lẽ xúc phạm gây ảnh hưởng đến tâm trí trẻ. Vì vậy cha mẹ cần thảo luận với bé về vấn đề bạo lực trên mạng xã hội và hướng dẫn con những điều cần làm khi gặp phải tình huống tương tự. Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ không nên theo dõi quá mức hay là cấm việc sử dụng các trang mạng xã hội của con, thay vào đó hãy trang bị cho con những kiến thức để sử dụng chúng một cách tốt nhất.
Hình 3: Youtube Kids – Một nền tảng xem video dành cho trẻ em33
33
Bảo Trân. (17/10/2020). Cần kiểm soát triệt để nội dung YouTube cho trẻ em. Truy cập từ https://laodong.vn/xa-hoi/can-kiem-soat-triet-de-noi-dung-youtube-cho-tre-em-845883.ldo
Thứ hai là vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội. Cần có sự tham gia quyết liệt của Chính phủ, các sở ngành, địa phương cũng như từng gia đình trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Đa dạng hóa nội dung và hình thức công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội đến rộng rãi người dân. Đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền ở lứa tuổi học sinh, đây là độ tuổi dễ bị sa ngã vào con đường tệ nạn nhất. Cha mẹ cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con cái, lấy mình làm tấm gương để con trẻ noi theo, tránh xung đột trong gia đình để tạo môi trường tốt cho trẻ phát triển. Trong độ tuổi dậy thì, cha mẹ cần quan tâm đến đời tư và tâm lí của con cái để hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các mối quan hệ. Cần phải biết con mình chơi với ai, bạn bè tốt hay xấu, tránh để bạn bè dụ dỗ. Liên kết chặt chẽ mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và các cơ quan chức năng trong việc giáo dục, phòng ngừa tệ nạn xã hội. Chính quyền các xã, phường cần quan tâm hơn nữa với các gia đình nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp có dấu hiệu tham gia vào các hoạt động tệ nạn xã hội. Nhà trường cần theo dõi và phát hiện những học sinh có dấu hiệu học tập sa sút để có thể kết hợp với phụ huynh giải quyết kịp thời. 34
2.3.6. Giải pháp về y tế và chăm sóc sức khỏe
Về vấn đề ly hôn, các cặp vợ chồng trước khi kết hôn cần trang bị kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, có công việc và thu nhập ổn định. Cần nhận thức vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Mỗi người nên tự biết bỏ cái tôi, nhường nhịn nhau khi có mâu thuẫn, khi có bất đồng quan điểm cần bình tĩnh giải quyết các vấn đề. Luôn đặt con cái lên hàng đầu, tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Vợ chồng cần tôn trọng nhau, chia sẻ, lắng nghe và chung thủy để xây dựng hạnh phúc gia đình. Các ban ngành, địa phương, các tổ chức cần tăng cường các hoạt động truyền thông về xây dựng gia đình. Chú trọng về giáo dục đời sống gia đình thông qua các nghi lễ tôn giáo, truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lòng thủy chung, trách nhiệm của vợ chồng và trách nhiệm với con cái, xã hội. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về hôn nhân gia đình, vai trò của gia đình thông qua các cuộc họp, 34 Lê Thị Phương. (22/06/2017). Một số giải pháp phòng, chống tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Truy cập từ https://soldtbxh.vinhphuc.gov.vn/noidung/qlnhanuoc/Lists/PhongChongTNXH/View_Detail.aspx? ItemID=38
sinh hoạt đoàn thể ở địa phương để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Khuyến khích các cặp vợ chồng nên hòa giải trước khi ra tòa. Người hòa giải cần là người có quan hệ gần gũi với vợ chồng tại nơi sinh sống, bên cạnh đó họ cần có kiến thức để đưa ra lời khuyên cần thiết, hợp lí giúp hàn gắn tình cảm vợ chồng.35