Phương thức vận động của Việt Namtrong cách ứng phó với đại dịch COVID-19

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUAN NIỆM vận ĐỘNG của vật CHẤT TRONG TRIẾT học mác và áp DỤNG TRONG VIỆC đối PHÓ DỊCH BỆNH COVID 19 HIỆN NAY (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1.Phương thức vận động của Việt Namtrong cách ứng phó với đại dịch COVID-19

Nâng mức cảnh báo lên cao nhất: “Chống dịch như chống giặc” ngay từ khi phát hiện dịch bệnh có nguy cơ bùng phát cao trong diện rộng và trong bối cảnh thế giới chưa tìm ra thuốc chữa đã giúp Việt Nam chủ động bố trí nhân lực, vật lực và các phương án phòng chống dịch bệnh đến mức cao nhất. Ngay từ đầu đã làm cao hơn và sớm hơn những gì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo dự báo

2.2. Sự hiệu quả từ phương thức vận động vật chất ở Việt Nam trong cơn đại dịch

2.2.1. Phương thức vận động của Việt Nam trong cách ứng phó với đại dịch COVID-19 19

Không có lúc nào tốc độ lại là vấn đề sống còn như khi chúng ta đối mặt với một đại dịch. Những gì thế giới hiện đang chứng kiến giữa đại dịch COVID-19 chính là một minh chứng rõ nhất cho điều này. Chủng virus corona mới được phát hiện tại Trung Quốc hồi cuối tháng 12 vừa qua đã lan tới 209 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Việt Nam đã nhanh chóng triển khai hàng loạt các biện pháp quyết liệt và là một trong số ít những quốc gia đang kiểm soát dịch khá hiệu quả.

Trong đó, việc tổ chức giám sát, theo dõi của các tổ giám sát cộng đồng thôn, khu phố, sự kiểm tra sàng lọc của ngành y tế, sàng lọc, cách ly những người đến và về địa phương từ vùng dịch hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh được đặt lên hàng đầu. Những khuyến cáo, tuyên truyền để vận động người dân nâng cao ý thức tự giác khai báo y tế để bảo vệ cá nhân và cộng đồng cũng liên tục được tuyên truyền rộng rãi qua nhiều kênh thông tin. Cùng với trách nhiệm và ý thức của mỗi cá nhân, hệ thống chính trị toàn tỉnh đã vào cuộc với phương châm "Kịp thời - quyết liệt - đồng bộ - dựa vào dân", để thực hiện mục tiêu đảm bảo sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, vì sự ổn định, phát triển của tỉnh.

Rất nhiều biện pháp y tế cộng đồng đã nhanh chóng được triển khai hiệu quả nhờ sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Việt Nam đã tận dụng hiệu quả ưu thế về mức độ

người dân sử dụng điện thoại di động (150%) và mạng Internet (70%). Các thông tin và cảnh báo từ nhà chức trách về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thường xuyên được nhắn cho người dân và cập nhật trên các trang web và mạng xã hội. Một số ứng dụng trên điện thoại để khai báo y tế và theo dõi tình hình dịch bệnh cũng được sử dụng. Những phương thức tiếp cận người dân kịp thời và liên tục là một trong rất nhiều ích lợi mà công nghệ thông tin có thể mang lại trong bối cảnh dịch bệnh này.

Đối với tình trạng y tế khẩn cấp, có những giai đoạn khác nhau trong phòng chống đại dịch. Việt Nam đã tiến hành các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 từ rất sớm. Việt Nam đã tiến hành từ khâu dự phòng/ngăn ngừa để ngăn chặn ca bệnh nhập cảnh. Sau đó là đến giai đoạn khống chế dịch: từ các ổ dịch nhỏ, nắm rõ vị trí F0, truy vết, nhận diện F1, F2 để ngăn chặn nguồn lây. Đó là cách mà giai đoạn đầu, Việt Nam đã đưa số ca mắc mới về con số “0”. Nhờ khả năng truy vết thần tốc ca mắc, mở rộng xét nghiệm xung quanh các ổ dịch, truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với các ca dương tính. Ở giai đoạn đầu, trong khi các nước khác bùng phát dịch rất nhanh với số ca nhiễm rất lớn, Việt Nam thì không. Cho tới tận tháng 4 năm nay, thì số ca nhiễm ở Việt Nam thực sự vẫn rất ít.

Theo Bác sỹ Eric Dziuban12, tiêm phòng vắc xin ngừa COVID-19 là con đường thiết yếu để ngăn chặn thành công sự lây lan của virus. Hiện virus có khả năng biến đổi và làm gia tăng mức độ lây nhiễm ở các quốc gia. Sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể giúp cho nhiều người trong cộng đồng được tiêm phòng. Hành trình này không hề dễ dàng. Hiện đã có hàng triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 về tới Việt Nam. Tiêm phòng là giải pháp mang tính lâu dài.

Về trước mắt, Việt Nam triển khai những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây nhiễm của virus trong cộng đồng. Chẳng hạn như ở TP.HCM, việc cách ly phong tỏa không thể đưa số ca mắc mới quay trở về con số “0” như ban đầu, nhưng ít nhất nó có thể làm chậm lại tốc độ gia tăng các ca mắc mới nhằm bảo vệ cộng đồng và duy trì sức chống chịu của hệ thống y tế.

12 Bác sỹ Eric Dziuban: Giám đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam

Các biện pháp tương tự cũng đang được tiến hành ở Hà Nội hay một số tỉnh thành khác theo chiến lược nhằm đưa số ca mắc mới trở về gần mức số ‘0”. Những chiến lược đơn giản vẫn được áp dụng như 5K: đeo khẩu trang, giãn cách xã hội,… Trước mắt, đây là chiến lược vẫn cần được tận dụng cho tới khi tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng.

BS. Eric Dziuban cũng cho rằng TP.HCM đang áp dụng mô hình đúng đắn trong việc phân bổ nguồn lực y tế, điều trị ca dương tính theo 2 mức: mức nặng nhập viện và mức nhẹ điều trị tại nhà. Đây là mô hình được coi là thành công nhằm giảm tình trạng quá tải cho hệ thống y tế xét về mặt dịch tễ học. Những ca mắc nhẹ, không có triệu chứng được điều trị tại nhà dưới sự theo dõi của nhân viên y tế nhằm giảm áp lực cho bệnh viện. Việc chia điều trị theo cấp độ là mô hình phù hợp. Mặc dù vậy, việc dự phòng, ngăn ngừa vẫn là quan trọng nhất để kiểm soát dịch, làm phẳng đường cong của dịch bệnh.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUAN NIỆM vận ĐỘNG của vật CHẤT TRONG TRIẾT học mác và áp DỤNG TRONG VIỆC đối PHÓ DỊCH BỆNH COVID 19 HIỆN NAY (Trang 27 - 29)