Tính hiệu quả từ phương thức vận động của Việt Namtrong thời buổi dịch bệnh

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUAN NIỆM vận ĐỘNG của vật CHẤT TRONG TRIẾT học mác và áp DỤNG TRONG VIỆC đối PHÓ DỊCH BỆNH COVID 19 HIỆN NAY (Trang 29 - 36)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Tính hiệu quả từ phương thức vận động của Việt Namtrong thời buổi dịch bệnh

Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị, gia đình là một pháo đài, mỗi người dân đã nêu cao tinh thần chủ động, thực sự là “một chiến sĩ” trong cuộc chiến này. Khẩu hiệu 5K được xác định là vũ khí hữu hiệu để chống dịch. Song song với việc phòng, chống dịch trong nước, Việt Nam còn tổ chức được nhiều chuyến bay cứu trợ đến tâm dịch để đón kiều bào ta về nước. Rõ ràng, Việt Nam chưa phải là nước có nền kinh tế mạnh, chưa phải là nước có trang thiết bị y tế hiện đại, nhưng Việt Nam đã và đang trở thành điểm sáng toàn cầu trong phòng, chống COVID-19.

Theo số liệu của Bộ Y tế, tính đến 15h ngày 16/09/2021, toàn cầu đã có trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh COVID-19, với trên 227 triệu người nhiễm, trong đó trên 4.5 triệu người bị chết vì căn bệnh này. Tại Việt Nam, số ca nhiễm 656.129, số người tử vong là 16.425 và số người khỏi bệnh là 423.551 (chủ yếu những người có bệnh nền). Theo số liệu thống kê từ Bộ Y tế tỷ lệ tử vong vì COVID tại Việt Nam chiếm đến 2,5% cao hơn Hoa Kỳ (1,6%), Ấn Độ (1,33%),...

Bên cạnh những con số đáng lo ngại đó, tỷ lệ F0 khỏi bệnh chiếm hơn 64,5%, đây chính là con số cực kỳ thành công đối với quốc gia khi nằm cạnh Trong Quốc được xem là đầu nguồn của đại dịch.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh bình thường mới, Bộ Y tế cũng đã đưa ra thông điệp 5K, gần đây nhất là 5K và vaccine, kêu gọi mỗi người dân cùng thực hiện, chung sống an toàn với đại dịch.

Việt Nam cũng tích cực ứng dụng công nghệ, góp phần tăng cường hiệu quả của việc phát hiện, truy vết, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh. Với quyết tâm, nỗ lực và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, của người dân cũng như lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch, Việt Nam đã vượt qua 3 đợt bùng phát dịch bệnh.

Phát huy kinh nghiệm và thành công trong việc đối phó với các dịch bệnh trước, cùng với năng lực xét nghiệm, điều trị ngày càng cao của đội ngũ nhân viên y tế, Việt Nam đang từng bước kiểm soát được đợt thứ 4, bảo đảm đời sống và sản xuất của người dân.

Kamal Malhotra13 cho biết, thành công của quốc gia này trong việc xử lý virus có được nhờ 3 yếu tố: Truy vết tiếp xúc, xét nghiệm có chiến lược và thông điệp tuyên truyền rõ ràng “Thay vì xét nghiệm tất cả người dân, Việt Nam khoanh vùng những người có tiền sử tiếp xúc với nguồn bệnh trước. Họ đóng cửa biên giới và tất cả những người đặt chân đến quốc gia này đều được cách ly trong các cơ sở của chính phủ, theo hình thức hoàn toàn miễn phí”. Theo Malhotra, Việt Nam triển khai các biện pháp phòng, chống virus tốt hơn New Zealand. "Thật vô lý khi so sánh Việt Nam với New Zealand, rõ ràng nước này phải đối mặt với thách thức lớn hơn New Zealand rất nhiều".

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai nhanh chóng, hiệu quả chiến lược vaccine, cũng như chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm vaccine trên phạm vi cả nước theo lộ trình phù hợp, khoa học, hiệu quả, tiến tới miễn dịch cộng đồng. Những kết quả trong phòng chống dịch bệnh của Việt Nam thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế, WHO và nhiều quốc gia ghi nhận, đánh giá cao.

13 Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam 29

Các bài học mà nước ta đã rút ra từ các đợt dịch mà có thể áp dụng rộng rãi trên toàn cầu: Đầu tư cơ sở hạ tầng cho hệ thống y tế công cộng sẽ giúp các quốc gia có bước khởi đầu trong việc quản lý các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng một cách hiệu quả. Việt Nam đã học được những bài học từ SARS và cúm gia cầm, và các quốc gia khác có thể học được những bài học tương tự từ đại dịch COVID-19.

Hành động sớm, từ việc đóng cửa biên giới và mang khẩu trang cho đến xét nghiệm và giãn cách xã hội, sẽ giúp hạn chế sự lây lan trong cộng đồng trước khi nó vượt khỏi tầm kiểm soát.

Truy vết kỹ sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược ngăn chặn có mục tiêu.

Tổ chức cách ly dựa trên mức độ phơi nhiễm, thay vì chỉ cách ly đối với người có triệu chứng, có thể làm giảm sự lây truyền cả người không có triệu chứng và có triệu chứng. Cụ thể, việc xét nghiệm và cách ly bắt buộc đối với du khách quốc tế là một chính sách hiệu quả.

Thông tin rõ ràng là rất quan trọng. Một tường thuật rõ ràng, nhất quán và nghiêm túc là điều quan trọng trong suốt quá trình phòng chống dịch.

Cách tiếp cận toàn xã hội một cách mạnh mẽ, thu hút các bên liên quan, đa ngành đa lĩnh vực vào quá trình ra quyết định và khuyến khích sự tham gia gắn kết với các giải pháp thích hợp.

Trang tin Business Insider14 của Mỹ đã từng đăng bài viết đánh giá cao hiệu quả của Việt Nam trong phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bài báo dẫn một kết quả từ viện Lowy (Australia) cho thấy Việt Nam xếp thứ hai trong số 98 quốc gia và vùng lãnh thổ về hiệu quả chống dịch. Trong đó, việc truy vết, xét nghiệm mang tính chiến lược, cùng việc phát đi những thông điệp rõ ràng và ý thức đeo khẩu trang nơi công cộng của người dân đã giúp Việt Nam nhanh chóng dập dịch.

Với sự xuất hiện của biến chủng Delta đang diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh, lây lan nhanh và gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới, nhất là tại khu vực Đông

14 Business Insider Inc., là một công ty truyền thông trực tuyến của Mỹ nổi tiếng với việc xuất bản trang web tin

tức tài chính Business Insider và các trang web tin tức và phương tiện truyền thông khác

Nam Á. Tại Việt Nam, đợt bùng phát dịch lần thứ tư có tốc độ lây rất nhanh, đã lan rộng ra nhiều địa phương với quy mô lớn nhất từ trước đến nay và tiếp tục diễn biến khó lường. Đặc biệt, dịch bệnh đã lan rộng, ngấm sâu vào cộng đồng ở nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam với số người bị nhiễm rất cao, gây tổn hại rất lớn về tính mạng, sức khỏe và đời sống nhân dân.

KẾT LUẬN

Qua những phân tích trên, ta thấy rằng từ lúc mới xuất hiện, phạm trù vật chất đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩ duy tâm. Phạm trù vật chất có quá trình phát triển gắn liền với con người. Quan niệm về vật chất ở thời kỳ cận đại và cổ đại Tây âu và trong triết học Mác - Lênin là rất khác nhau. Ở thời kỳ cận đại Tây Âu đặc biệt là ở thế kỷ XVII – XVIII khoa học châu Âu phát triển khá mạnh. Do đó chủ nghĩa duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có những bước phát triển về quan niệm đúng đắn, khoa học về phạm trù vật chất. Đặc biệt sự ra đời định nghĩa vật chất của V.I.Lênin là dấu mốc ý nghĩa giúp ta nhận thức rõ hơn về vật chất, phương thức vận động của nó nhằm cải tạo thế giới của nhân loại một cách hợp lý.

Mọi sự vật, hiện tượng của thế giới đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, chúng đều có cơ sở vật chất nghĩa là chúng đều tồn tại và vận động với những quy luật khách quan vốn có mà con người có thể nhận biết. Chúng luôn vận động, biến đổi từ dạng này sang dạng khác vì vật chất luôn vận động. Chính các hình thức của sự vận động đó cũng có sự chuyển biến tùy theo trình độ phát triển của Khoa học từng thời kỳ để phù hợp với thế giới. Điển hình là sự thay đổi từ các hình thức cơ bản trong thế kỷ XIX: vận động cơ học, vận động xã hội,... trở thành, phát sinh thêm các dạng mới như vận động tế bào, vận động Sinh quyển hay sự thay đổi cá nhân hoặc cộng đồng xã hội,... Những điều đó càng nhấn mạnh tầm quan trọng to lớn của sự tồn tại định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, cũng như làm rõ hơn phương thức tồn tại của vật chất luôn là vận động.

Sự vận động mạnh mẽ của COVID-19 đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến an toàn và sức khỏe của nhân dân ta. Thế giới bước vào một giai đoạn đầy thách thức khi dịch bệnh bùng phát trở lại với cường độ mạnh hơn, tốc độ lây nhiễm của chủng mới tăng gấp nhiều lần. Sau những thành công ở những giai đoạn đầu, trong những ngày vừa qua, chúng ta ghi nhận hàng trăm rồi đến hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Trong tình hình đó, sự vận động của con người đã có sự thay đổi mới nhằm mục đích chống dịch, thêm hàng loạt quốc gia đã chính thức công bố hoặc bắt tay vào soạn thảo chiến lược, kế hoạch, lộ trình “sống chung với COVID-19” trong dài hạn. Điều đó cho thấy việc điều chỉnh

cách thức vận động, chính sách từ tiêu diệt sang thích ứng an toàn với COVID-19 đang là xu thế chung và các quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng rất tốt phương thức chuyển biến này trong đại dịch.

Đến nay, Việt Nam là một trong các quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19. Kết quả đó có được chính là nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội, cũng như nhận thức rõ ràng và áp dụng một cách đúng đắn phương thức vận động của vật chất để thích ứng với dịch bệnh. Sự vận động tiêu cực của COVID-19 đã tạo ra một tinh thần đoàn kết thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong chiến dịch phòng, chống COVID-19. Đó là sự đoàn kết của đội ngũ chiến binh áo trắng không quản ngại hiểm nguy, có thể lây nhiễm bất cứ lúc nào để chăm sóc, cứu chữa cho các bệnh nhân, tổ chức xét nghiệm và cách ly những người nghi nhiễm. Phối hợp hiệp đồng với đội ngũ y bác sĩ là lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, các cơ quan thông tin truyền thông, các ban, ngành, đoàn thể quần chúng và các lực lượng khác có liên quan đang ngày đêm thực hiện nhiệm vụ tại các chốt gác, khu vực cách ly ở khắp các tuyến, địa bàn trong cả nước. Đồng thời, những điều trên đã cho thấy tính thiết yếu từ phương thức vận động của vật chất luôn phù hợp với các quốc gia trên thế giới, nhất là Việt Nam của chúng ta.

Qua những phân tích trên, đã cho ta thấy được tầm quan trọng của quan niệm về phương thức tồn tại của vật chất: vận động. Phương thức vận động này là thật sự cần thiết đối với thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng. Đối với thế giới tính vận động này được áp dụng một cách phổ biến và quy mô mang lại lợi ích toàn cầu. Còn Việt Nam, sự vận động chuyển biến lại được áp dụng một cách kịp thời và hiệu quả, cụ thể từng giai đoạn trên phạm vi cả nước. Dù trong không gian hay thời gian nào thì phương thức tồn tại này đều mang lại nhiều sự tích cực và đúng đắn cho hoàn cảnh dịch bệnh như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Anh (Theo Business Insider). (22/02/2021). Báo Mỹ ca ngợi thành công của Việt

Nam trong việc phòng, chống đại dịch COVID-19. Truy cập từ

https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/bao-my-ca-ngoi-thanh-cong-cua-viet-nam- trong-viec-phong-chong-dai-dich-covid-19-652289

[2] Minh Duyên. (27/08/2021). Đẩy mạnh ngoại giao vaccine để tiếp cận vaccine

nhanh nhất, nhiều nhất. Truy cập từhttps://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/covid-19-day- manh-ngoai-giao-vaccine-de-tiep-can-vaccine-nhanh-nhat-nhieu-nhat/6afa0862- 7f9a-4f70-8859-936166ba1e0d

[3] Tạ Quang Đạo. 09/07/2021. Cần nhìn nhận, đánh giá đúng kết quả phòng, chống

dịch của Việt Nam. Truy cập từ https://dangcongsan.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong- cua-dang/can-nhin-nhan-danh-gia-dung-ket-qua-phong-chong-dich-cua-viet-nam- 584456.html

[4] Trọng Đức. (23/07/2021). Thế giới đẩy nhanh nghiên cứu thuốc điều trị COVID-19. Truy cập từ https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/the-gioi-day-nhanh-nghien-cuu-thuoc- dieu-tri-covid-19/911c25ea-43ee-4ad5-9606-887293f57d14

[5] T.Nguyên (Ngày 21/9/2020). Bộ y tế. Số ca nhiễm COVID-19 ở Mỹ lần đầu vượt 7

triệu người. Truy cập từ https://giadinh.net.vn/so-ca-nhiem-covid-19-o-my-lan-dau- vuot-7-trieu-nguoi-172200921082301008.htm

[6] Báo Sức khỏe & Đời sống. (27/07/2021). Giám Đốc CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam:

Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 đúng hướng. Truy cập từ

http://soyte.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=107&NewsViews=1687

[7] SỞ Y TẾ TPHCM. (08/03/2021). 6 bài học kinh nghiệm từ Việt Nam được giới thiệu

rộng rãi trên thế giới trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Truy cập từ

http://medinet.gov.vn/phong-chong-dich-benh/6-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-viet-nam- duoc-gioi-thieu-rong-rai-tren-the-gioi-trong-c2-40421.aspx

[8] ĐHQG - TPHCM. (26/07/2021). Vắc xin Axit Nucleic (ADN/ARN) và ứng dụng

trong phát triển vắc xin phòng covid-19. Truy cập từ https://vnuhcm.edu.vn/su-kien-

sap-dien-ra/vac-xin-axit-nucleic-adn-arn-va-ung-dung-trong-phat-trien-vac- xin-

phong-covid-19/333738306864.html

[9] Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. (16/09/2021). Bản tin COVID-

19. Truy cập từ https://covid19.gov.vn/

[10] GS.TS. Phạm Ngọc Đức (chủ biên), GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Tài Đông, PGS.TSKH. Lương Đình Hải, GS.TS. Trần Văn Phòng, GS.TS. Hồ Sĩ Quý, PGS.TS. Trần Đăng Linh, Thiếu tướng, GS.TS. Nguyễn Văn Tài, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu, Thiếu tướng, GS.TS. Trương Giang Long, GS.TS. Trần Phúc Thăng. 2019. Giáo trinh Triết học Mác- Lênin. Hà Nội: Hội Đồng biên soạn giáo trình môn Triết học Mác-Lênin.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUAN NIỆM vận ĐỘNG của vật CHẤT TRONG TRIẾT học mác và áp DỤNG TRONG VIỆC đối PHÓ DỊCH BỆNH COVID 19 HIỆN NAY (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w