Giá trị thực tiễn

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 32 - 35)

3. Giá trị/ý nghĩa của luận điểm

3.2. Giá trị thực tiễn

66. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đặc

biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng chế độ dân chủ, thể chế chính trị và thể chế nhà nước dân chủ, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Người khẳng định: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Nhà nước ta là nhà nước của dân; coi nhân dân là chủ thể quyền lực; nhà nước là công cụ của nhân dân, là hình thức để tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp chung chứ nhà nước không phải là nơi để “thăng quan, phát tài”, chia nhau quyền lực, lợi ích và bổng lộc.

67. Sau khi nước nhà giành độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách

mạng Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người yêu cầu tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Nhà nước do dân tức là dân phải tham gia vào công việc của nhà nước. Quốc hội nước ta tuy ở vị trí cao nhất song không phải là cơ quan tập trung tất cả quyền lực. Khi xuất hiện những công việc liên quan đến vận mệnh của quốc gia, thì sẽ được đưa ra toàn dân phúc quyết. Nhà nước do dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là dân tự làm, tự lo việc, thông qua các mối quan hệ trong xã hội, qua các đoàn thể, chứ không phải nhà nước bao cấp, lo thay dân, làm cho dân thụ động, ỷ lại, chờ đợi. Nhà nước vì dân, tức nhà nước ta ngoài lợi ích phục vụ dân chúng không có lợi ích nào khác, đó là bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta. Người yêu cầu mọi việc làm của Nhà nước phải thể hiện rõ bản chất đó: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”. Người nhắc nhở chính quyền các cấp phải tránh cho được các lầm lỗi, khuyết điểm, những thói hư tật xấu, những chứng bệnh vốn dễ tập nhiễm trong các cơ quan quyền lực nhà nước như: cậy thế, hủ hóa, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo...

68. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, mọi quy định

của nhà

nước từ trung ương đến địa phương đều phải xuất phát từ lợi ích của dân. Mọi cán bộ nhà nước đều vì dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Một nhà nước vì dân phải đảm bảo cho dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người đã chỉ ra một cách rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Nhà nước vì dân không chỉ biết làm lợi cho dân mà còn phải kính dân. Người nhắc nhở, chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta; đồng thời phải làm cho nhân dân hiểu rõ: “Nhân dân có quyền lợi làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữ đúng đạo đức công dân”.

69. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do dân, vì dân phải là

một nhà

nước pháp quyền có hiệu lực mạnh, được quản lý bằng pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế. Trong một nhà nước dân chủ, dân chủ và pháp luật phảiluôn đi đôi với nhau, có mối quan hệ chặt chẽ mới bảo đảm cho chính quyền trở nên

mạnh mẽ. Không thể có dân chủ ngoài pháp luật, pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệ thống pháp luật phải bảo đảm cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế. Xây dựng một nền pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo việc thực hiện quyền lực của nhân dân là mối quan tâm suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Người cũng chỉ rõ mối quan hệ giữa chuyên chính với dân chủ: “chế độ nào cũng có chuyên chính, vấn đề là ai chuyên chính với ai?... Như cái hòm đựng của cải thì phải có cái khóa. Nhà thì phải có cửa... Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ”

70. Người luôn xác định, dân chủ là động lực của tiến bộ xã hội, của phát

triển. Nền

dân chủ mà chúng ta đang ra sức xây dựng là nền dân chủ của tuyệt đại đa số nhân dân, gắn với công bằng và tiến bộ xã hội trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển. Bác Hồ đã từng nói: lãnh đạo một nước mà để cho dân mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong hưởng hạnh phúc con người cũng là mất dân chủ. Làm chủ là quyền thiêng liêng của nhân dân không ai có thể xâm phạm. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là làm sao cho họ có năng lực làm chủ, biết hưởng, dùng quyền dân chủ, dám nói, dám làm. Phát huy dân chủ là phát huy tài dân, muốn vậy, thì phải “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Theo Bác: “Không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới biết làm thầy học dân”.

71. Trọng dân, tin dân, học dân, tổ chức và giáo dục để phát huy sức mạnh

của dân là

điều nhất quán trong toàn bộ sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người khẳng định: tin vào dân chúng, đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Chúng ta có khuyết điểm, thì thật thà thừa nhận trước mặt dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước khi làm bất cứ việc gì, Đảng và chính quyền cũng phải bàn bạc với nhân dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của họ, cùng với họ đặt kế hoạch chophù hợp với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức họ thi hành. Trong lúc thi

hành lại phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích nhân dân; thi hành xong phải cùng với họ kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã từng bước tạo được cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội của nền dân chủ XHCN; quyền lực xã hội của nhân dân được xác định trong Hiến pháp và pháp luật; nhu cầu dân chủ của nhân dân ngày càng phát triển; ý thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân ngày càng được nâng cao...

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w