Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 42 - 56)

4. Liên hệ thực tiễn ViệtNam hiện nay

4.2. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống

nhân dân

hiện nay ở nước ta

87. 4.2.1. Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới

88. Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn

lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

89. Trong nhiệm kỳ qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng tâm hiệp lực, quyết

tâm phát huy hơn nữa truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, cùng nhau hợp sức xây dựng xã hội ổn định và phát triển toàn diện, bền vững. Điển hình, thực hiện chủ trương của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Chính phủ phát động, đã huy động sức mạnh của nhân dân,góp phần tạo bước chuyển biến tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

90. Từ đây, cả nước xuất hiện các phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời

sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Tổ phụ nữ thu gom, phân loại rác thải”, “Hộ gia đình thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Tổ nhân dân tự quản”, mô hình “5 không, 3 sạch”, “3 hộ khá giúp đỡ 1 hộ nghèo”, “Thanh niên khởi nghiệp” ... thu hút sự hưởng ứng tham gia đồng bộ của các tầng lớp nhân dân.

91. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, người dân vận

động lẫn

nhau, tự nguyện đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng; hiến đất làm đường, làm nhà văn hóa; làm mới, sửa chữa, nâng cấp kênh mương; xây dựng nhà tình thương, nhà đại đoàn kết. Hàng trăm nghìn công trình phục vụ dân sinh đã được xây dựng nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn, đường giao thông, thủy lợi, điện sản xuất., góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế các địa phương.

92. Cùng với đó, các chương trình vận động chăm lo giúp đỡ cho người

nghèo tiếp

tục nhận được sự quan tâm hưởng ứng của toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1 - 1,5%/năm”. Thực

hiện mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đề ra, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 100/2015/ QH13 ngày 12/11/2015 phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020.

93. Từ các phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Nông

dân thi

đua sản xuất, kinh doanh và thi đua làm giàu”, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ khuyến học, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”, “Giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”; “Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”..., hàng triệu hộ nghèo, các cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên, đoàn viên, côngđoàn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vật tư, ngày công, tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động, giúp người nông dân có cơ hội vươn lên làm giàu trên quê hương.

94. Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%,

tỷ lệ

nghèo đa chiều giảm mạnh, còn khoảng 5,7%; 96% hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2 - 2,5 lần... Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo trước 10 năm và được cộng đồng quốc tế đánh giá là hình mẫu giảm nghèo hiệu quả. Điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, nhất là khu vực nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có sự thay đổi rõ rệt; đời sống của người nghèo được cải thiện cả về vật chất và tinh thần.

95. Thứ nhất là bài học lấy dân làm gốc. Là người am hiểu văn hóa - lịch

sử nước

nhà nói chung và văn hóa - chính trị phương Đông nói riêng, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng tư tưởng “Dân là gốc” quyết định mọi thành bại trong lịch sử Việt Nam. Trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Người đã kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng vô sản, trong đó có lý luận về việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, đặc biệt là với đặc thù một nước thuộc địa nửa phong kiến Đông Á. Để giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp trong điều kiện đặc thù Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn đặt lợi ích dân tộc là trên hết và coi đây là nguyên tắc tối cao trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Tháng 5 - 1941, tại Hội nghị Trung ương Tám, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Theo đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân. Trong quá trình lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôngiương cao ngọn cờ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” bởi lẽ đây là nguyện vọng

lớn nhất, xuyên suốt nhất của toàn dân tộc và Người hiểu rõ CNXH chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng độc lập tự do của dân tộc.

96. Có thể nói, đặt vấn đề lợi ích dân tộc lên trên hết không chỉ là một sáng

tạo lý

luận của Hồ Chí Minh trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện đặc thù Việt Nam. Đây còn là sự phát triển vượt bậc so với truyền thống chính trị Việt Nam bởi Người đã thực sự biến “dân vi bản” trở thành “dân làm chủ”. Với tầm nhìn xa và trí tuệ siêu việt, Người nhận thức sâu sắc lợi ích của nhân dân là cao nhất, đồng thời chỉ có phục vụ lợi ích của nhân dân thì Đảng mới huy động được sức mạnh toàn dân để thực hiện mục tiêu cách mạng thành công, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Do đó, Người đã khẳng định: “Có dân là có tất cả”, tin ở dân, dựa vào dân, tập hợp và phát

huy sức mạnh của toàn dân là nguyên tắc cơ bản trong chiến lược cách mạng của Người. Trọn cuộc đời mình, Người luôn kiên định một mục đích: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây cũng chính là sự hòa quyện cao nhất lợi ích của dân tộc và lợi ích của giai cấp mà toàn Đảng, toàn dân luôn hướng tới.

97. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa

trên sợi

chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam là sự thống nhất giữa lợi ích của Đảng và lợi ích của nhân dân, Đảng đã đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử, lãnh đạo toàn dân tộc vượt qua mọi thách thức to lớn nhất, giành được những thắng lợi vẻ vang. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) rút ra các bài học lớn trong quá trình Đảng lãnh đạo đất nước, trong đó nhấn mạnh “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân”. Tổng kết 30 năm đổi mới, Đảng ta cũng nhấn mạnh bài học “dân là gốc” và “phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết”.

98. Trong ứng phó với đại dịch COVID-19, mặc dù là quốc gia đối mặt với

đại dịch

từ rất sớm, song Đảng ta cũng sớm xác định ngay từ đầu chủ trương “tất cả vì sứckhỏe, tính mạng của nhân dân”. Chính vì vậy, dù lúc đầu phải đối mặt với một số khó khăn từ cả đối nội và đối ngoại, song thực tiễn đã chứng minh việc sớm minh định mục tiêu “vì sức khỏe nhân dân” đã đem lại những lợi thế to lớn mang tính quyết định đối với công cuộc phòng, chống đại dịch ở nước ta.

99. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới còn đang lúng túng trong việc lựa chọn

chiến lược nào để đối phó với Covid-19 thì với quan điểm “vì dân”, Đảng và Nhà nước ta đã có những biện pháp mạnh mẽ, toàn diện, trước mắt có thể chịu thiệt hại về kinh tế, song bằng mọi giá phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân. Trên nền tảng quan điểm nhân văn đó, chiến dịch phòng chống Covid-19 của Việt Nam đã và đang tiến hành, các gói an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được nhanh chóng quyết định và triển khai một cách thiết thực, đặc biệt là khoản trợ cấp 26.000 tỷ hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ thể hiện tính nhân văn “tất cả vì con người”, “tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân” của Đảng và Nhà nước ta. Cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp thực hiện kêu gọi, vận động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, khẩu trang, sát khuẩn, ... hỗ trợ người bán vé số, người dân gặp khó khăn; vận động ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid-19 để mua vaccine cho các đối tượng chính sách, người nghèo, công nhân lao động, góp phần kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, an toàn tính mạng của nhân dân. Bên cạnh đó xuất hiện các mô hình thể hiện tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của dân tộc như: “Cửa hàng 0 đồng”, “Phiên chợ 0 đồng”, “ATM gạo”... hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong hoàn cảnh dịch bệnh. Và dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự điều hành linh hoạt của Chính phủ và sự nỗ lực vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dù tiềm lực kinh tế còn hạn chế so với các nước trên thế giới, Việt Nam đã chung sức đồng lòng, đoàn kết, quyết tâm vượt qua khó khăn để chống dịch. Nhờ tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, “tất cả vì nhân dân” nên những quyết sách của Đảng,

Nhà nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 đã nhận được sự đồng lòng, chung sức của người dân. Đa số, mọi người dân Việt Nam hiện nay nghiêm túc thực

100. hiện việc đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến nơi công cộng; giữ khoảng cách, không

tụ tập đông người; thực hiện khai báo y tế; chấp hành tốt quy định giãn cách xã hội... 101. Việt Nam không phải là quốc gia mạnh nhất thế giới nhưng trong cuộc chiến

chống Covid-19 nhưng Việt Nam có được niềm tin cao nhất của nhân dân. Bởi vì, Việt Nam luôn đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Khi thế giới ở nơi này, nơi khác còn chưa có sự chuẩn bị, còn chần chừ chọn lựa giữa bảo vệ sức khỏe và bài toán kinh tế, Việt Nam đã sẵn sàng dứt khoát lựa chọn. Nhờ vậy việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh đã đạt được những kết quả thắng lợi bước đầu. Chúng ta đã bước đầu kiểm soát được tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, chăm sóc và điều trị tốt, phát hiện sớm và truyền thông hiệu quả, nâng cao tinh thần cảnh giác và sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân.

102. Để bảo vệ kết quả bước đầu, tiếp tục giữ vững phương châm “lấy dân làm gốc”,

“tất cả vì sức khỏe nhân dân” trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, thời gian tới Đảng và Nhà nước cần rà soát, nhanh chóng thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đảm bảo minh bạch, kịp thời, hiệu quả; chỉ đạo tăng cường hoạt động của các Tổ phòng chống Covid-19 cộng đồng phối hợp với các lực lượng chức năng của hệ thống chính trị ở cơ sở để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" vận động, kiểm soát người dân phòng chống dịch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin về dịch bệnh để người dân hiểu đúng, tin tưởng và tham gia tích cực vào công tác phòng chống dịch; triển khai thực hiện chiến dịch tiêm vaccine theo thứ tự ưu tiên đã được quy định, bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả; nhân rộng các mô hình, phong trào tương thân tương ái để hỗ trợ, giúp đỡ người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch...

103. Kế thừa, giữ vững và phát huy bài học “ lấy dân làm gốc’”, Đảng và Nhà

nước ta

đề ra những chủ trương, quyết sách chống dịch một cách rất nhân văn “ tất cả vì sức khỏe nhân dârí” đã nhận được sự đồng thuận, đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của toàn dân. Chúng ta có quyền vững tin rằng Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch Covid-19; hoànthành đúng như lời dạy của Bác Hồ “Gốc có vững, cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên

nền nhân dân”.

104. Thứ hai là huy động sức mạnh toàn dân. Ngay từ những năm tháng bôn ba

năm châu hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã hình thành tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc, coi trọng sức mạnh nhân dân. 10 số đầu của báo Thanh niên chỉ tập trung nói về ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết. “Cách mệnh là một công việc to. Muốn thành đạt, người cách mạng phải đoàn kết lại” (Báo Thanh niên số 1). Năm 1941, sau khi về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh lập Mặt trận Việt Minh, nêu khẩu hiệu đoàn kết toàn dân, hầu như không bỏ sót một lực lượng yêu nước nào. Đây chính là điểm mấu chốt tạo nên sức mạnh vĩ đại để Đảng ta lãnh đạo toàn dân tộc làm nên Cách mạng Tháng Tám long trời lở đất.

105. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người căn dặn “Để giành lấy thắng lợi

trọn vẹn

trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của nhân dân”. Khẩu hiệu “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tổng kết súc tích về tư tưởng đại đoàn kết của Người, một chân lý làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

106. Trong đại dịch COVID-19, với mục tiêu “vì nhân dân”, Đảng ta đã nhận

được sự

ủng hộ tuyệt đối của toàn dân, của đồng bào ở xa Tổ quốc. Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 thể hiện ở sự đồng tâm nhất trí từ trên

lượng tham gia chống dịch, ở sự ủng hộ của nhân dân trước các biện pháp của Chính phủ, ở sự ủng hộ tài lực, vật lực của các tầng lớp nhân dân, từ cụ già, cháu bé đến các

Một phần của tài liệu Phân tích luận điểm của hồ chí minh “bao nhiêu lợi ích đều vì dân bao nhiêu quyền hạn đều của dân công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (Trang 42 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w