* Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen
Đơn bào H. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh. Giun Heterakis gây tụ huyết ở niêm mạc ruột, lấy chất dinh dưỡng làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, sản sinh độc tố nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột( Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [7])
Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002) [2], đơn bào H. meleagridis gây
bệnh có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh.
Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [11] đã đặt tên bệnh là “bệnh viêm gan ruột do trùng roi ở gà (Infectious Enterohepatitis)” do đã biết về
đơn bào H. meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà Tây ở nước ta.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [9], H. meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà Tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.
Hiện tượng chết hàng loạt gà thịt do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào có tên khoa học là H. meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có ấu trùng gây bệnh ở một số tỉnh miền Bắc vào tháng 3 năm 2010( theo Lê Văn Năm (2010) [15])
Để nghiên cứu về bệnh đầu đen,Trương Thị Tính (2016) [19] đã gây nhiễm bệnh đầu đen cho 20 gà qua lỗ huyệt, liều 300.000 Histomonas trên
gà và thấy rằng: bệnh có tính dịch cao, xảy ra quanh năm nhất là vào mùa mưa ẩm, tỷ lệ mắc cao.
* Tình hình nghiên cứu bệnh CRD
Theo một số tài liệu thu được thì CRD ở gà xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng được nhìn nhận dưới hội chứng hen suyễn, khó thở. Cho đến năm 1975 bệnh CRD trên gà công nghiệp mới được chính thức phát hiện và bắt đầu có những nghiên cứu (Đào Trọng Đạt,1975)[4]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bệnh CRD như: Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10].Tác giả đều cho rằng bệnh CRD ở Việt Nam chủ yếu đều do chủng Mycoplasma gallisepticum. Đây là bệnh có tính chất chỉ thị thông báo về sức đề kháng của gia cầm.
Đào Trọng Đạt (1975)[4] đã điều tra tình trạng màng kháng thể chống
Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong dân ở một
số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiễm Mycoplasma là 26,4% mà trong đó gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 – 5 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 55%, 5 – 6 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 66,6% và gà trên 8 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 50%. Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma trong
lòng đỏ trứng gà ở các trại xác định có bệnh tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi, não và xoang mắt của gà bệnh với tỷ lệ 44%.
Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [10] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli… đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH