Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 40)

* Tình hình nghiên cứu bệnh đầu đen

Đơn bào H. meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim, gà ăn phải trứng này thì mắc bệnh. Giun Heterakis gây tụ huyết ở niêm mạc ruột, lấy chất dinh dưỡng làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, sản sinh độc tố nên gà bị trúng độc và dễ mắc bệnh viêm gan, ruột (Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996) [9].

Đơn bào H. meleagridis gây bệnh có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2002) [1].

Theo Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) [13] đã đặt tên bệnh là

“bệnh viêm gan ruột do trùng roi ở gà (Infectious Enterohepatitis)” do đã biết về đơn bào H. meleagridis và những tác hại của chúng gây ra ở gà, gà Tây ở nước ta.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [11], H. meleagridis sống ký sinh trong trứng loài giun kim Heterakis gallinae. Cả hai loài này đều sống ký sinh trong ruột gà, gà Tây và cả hai đều gây bệnh cho gà.

Hiện tượng chết hàng loạt gà thịt do sự cảm nhiễm, xâm nhập và nhân lên nhanh chóng của đơn bào có tên khoa học là H. meleagridis trong cơ thể gà thông qua việc đàn gà đang bị nhiễm nặng giun kim và trứng giun kim có ấu trùng gây bệnh ở một số tỉnh miền Bắc vào tháng 3 năm 2010 (Lê Văn Năm, 2010) [17].

Để nghiên cứu về bệnh đầu đen. Trương Thị Tính (2016) [23] đã gây nhiễm bệnh đầu đen cho 20 gà qua lỗ huyệt, liều 300.000 Histomonas trên gà và thấy rằng: bệnh có tính dịch cao, xảy ra quanh năm nhất là vào mùa mưa ẩm, tỷ lệ mắc cao.

* Tình hình nghiên cứu bệnh CRD

Theo một số tài liệu thu được thì CRD ở gà xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng được nhìn nhận dưới hội chứng hen suyễn, khó thở. Cho đến năm 1975 bệnh CRD trên gà công nghiệp mới được chính thức phát hiện và bắt đầu có những nghiên cứu (Đào Trọng Đạt và cs, 1975) [4]. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bệnh CRD như: Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [12]. Tác giả đều cho rằng bệnh CRD ở Việt Nam chủ yếu đều do chủng

Mycoplasma gallisepticum. Đây là bệnh có tính chất chỉ thị thông báo về sức đề kháng của gia cầm.

Điều tra tình trạng màng kháng thể chống Mycoplasma trên 5 cơ sở chăn nuôi gà tập trung và gà nuôi trong dân ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy tỷ lệ nhiểm Mycoplasma là 26,4% mà trong đó gà dưới 2 tháng tuổi không bị nhiễm, 3 – 5 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 55%, 5 – 6 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 66,6% và gà trên 8 tháng tuổi tỷ lệ bị nhiễm là 50%. Đồng thời tác giả cũng phát hiện được kháng thể Mycoplasma trong lòng đỏ trứng gà ở các trại xác định có bệnh tỷ lệ mẫu dương tính 12,5% và phân lập được Mycoplasma từ các bệnh phẩm như khí quản, phổi, não và xoang mắt của gà bệnh với tỷ lệ 44% (Đào Trọng Đạt và cs, 1975) [4].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [12] cho biết, bệnh CRD có thể làm giảm tỷ lệ đẻ trứng xuống tới 30%, giảm tỷ lệ ấp nở tới 14 % và giảm trọng lượng của gà thịt thương phẩm tới 16%. Ngoài ra bệnh còn kết hợp với các bệnh khác như: Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm, tụ huyết trùng, bệnh do E. coli… đã gây nên những vụ dịch với tỷ lệ chết cao.

* Tình hình nghiên cứu bệnh cầu trùng

Các nhà nghiên cứu dự đoán bênh cầu trùng gà đã có từ rất lâu trong chăn nuôi hộ gia đình. Từ thời Pháp thuộc, người ta đã thấy gà có những triệu chứng như: ỉa ra máu, khi mổ gà chết thấy hanh manh tràng sưng to. Tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng có sự khác nhau theo tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi. Gà nuôi trong điều kiện vệ sinh kém có tỷ lệ nhiễm cao nhất.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [11] sau khi tập hợp các nghiên cứu của một số tác giả đã rút ra kết luận: bệnh cầu trùng gà phân bố không đồng đều qua các tháng trong năm. Vào những tháng có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độ thích hợp từ 18 - 350C bệnh thường xuất hiện và dễ bùng phát hơn các tháng khác. Vì vậy, ở nước ta mùa xuân và mùa hè là hai mùa có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn mùa đông và mùa thu.

Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Thanh Vân (2001) [24] cho biết: Bệnh cầu trùng là bệnh gây ra bởi kí sinh trùng giống Eimeria thuộc ngành động vật đơn bào và rất phổ biến ở gà. Bệnh gây tác hại chủ yếu ở gà con đến 42 ngày tuổi, đặc biệt gà nuôi tập trung, tỷ lệ chết cao, những con khỏi bệnh thường còi cọc chậm lớn, khó hồi phục sức khỏe. Thời gian nung bệnh kéo dài 5 - 7 ngày tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và sức đề kháng của gà.

Theo Trần Văn Hòa và cs (2001) [7] gà nhiễm cầu trùng bằng con đường duy nhất là miệng thông qua những chất mà gà thường xuyên tiếp xúc như: thức ăn, chất độn chuồng, phân, bụi... Mặc dù bình thường, bệnh cầu trùng gắn liền với chăn nuôi thâm canh cải tiến trong đó một số lượng lớn gà nuôi chung với nhau. Điều quan trọng là phải biết rằng bất kỳ điều kiện nào dẫn tới việc nuôi quá đông và tích tụ ô nhiễm phân trong môi trường đều có thể là tiền đề của căn bệnh quan trọng này, vì vậy các ổ dịch bệnh cầu trùng có thể xảy ra ở thôn xóm cũng như ở các xí nghiệp hiện đại.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng

- Đàn gà Lương Phượng nuôi tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà, xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng tàu.

- Thời gian: từ 24/07/2020 đến 02/01/2021.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi gà Lương Phượng tại trang trại. - Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà.

- Áp dụng phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi gà tại cơ sở thực tập. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Số lượng gia cầm được tiêm phòng vắc xin.

- Số lượng gà được phát hiện bệnh do chẩn đoán lâm sàng.

- Số lượng gà được mổ khám để quan sát bệnh tích của một số bệnh. - Kết quả điều trị bệnh một số bệnh tại trang trại gia cầm.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi gà lương phượng trại trang trại

Để đánh giá thực trạng chăn nuôi gà Lương Phượng tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà, em đã tiến hành thu thập thông tin từ việc điều tra trực tiếp tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà

Chúng em áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt bằng thuốc và vắc xin, tiêu độc, vệ sinh, sát trùng... theo khuyến cáo của công ty đối với các trang trại chăn nuôi gà.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà thịt

Để xác định tình hình nhiễm bệnh của đàn gà, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của đàn gà hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, lông, da, niêm mạc, phân và hoạt động của đàn gà. Nếu trong đàn gà có gà chết, thì tiến hành mổ khám bệnh tích của gà, ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn bác sỹ thú y tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà.

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh

- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc, phân và các triệu chứng khác của con vật. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

- Phương pháp nghe: Để chẩn đoán gà bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai, áp sát gần vào cơ thể gà để nghe tiếng thở, nhịp thở của gà.

- Khám tổng thể bên ngoài.

+ Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gầy hay béo.

+ Kiểm tra phần đầu: dịch mũi, mào, mầu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông da.

- Mổ khám.

+ Làm chết gia cầm bằng cách cắt tiết: cắt động mạch cổ để tiết phóng ra hết. + Đặt gia cầm nằm ngửa: mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da háng, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ xẻ chi tiết.

+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, màu sắc của tuyến tụy và độ rắn chắc của túi mật.

+ Quan sát cơ quan hô hấp: quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.

+ Quan sát hệ thống sinh dục: quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái, và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống. Tuy nhiên tại trang trại gà thường được xuất bán lúc 68 ngày tuổi nên hệ thống sinh dục chưa hoàn thiện và các bệnh hệ sinh dục không cần thiết nghiên cứu đối với đàn gà tại trang tại.

- Quan sát cơ quan miễn dịch: quan sát hình dáng, mầu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.

- Quan sát túi fabricius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi fabricius.

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

PHẦN 4

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại

Trong thời gian thực tập tại xã Hòa Hưng, dưới sự chỉ dẫn của Công ty TNHH De Heus, em đã trực tiếp đến các trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà để tư vấn kĩ thuật và giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH De Heus.

Trong quá trình đi thực tập, em đã tiếp cận với mô hình chăn nuôi, điều tra quy mô, số lượng cũng như các giống gà, vịt của trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà. Cơ cấu đàn gia cầm từ năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà được trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu đàn gia cầm từ năm 2018 đến năm tháng 12 năm 2020

Loài Số lượng đàn gia cầm của trại (con)

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Gà Lương Phượng 88.000 253.000 378.000

Vịt Grimaud 85.000 118.500 102.700

Tổng số 173.000 381.500 480.700

Kết quả bảng 4.1 cho ta thấy số lượng đàn gia cầm nuôi tại trang trại năm 2020 tăng hơn so với năm 2019 là 99.200 con, cao hơn năm 2018 là 307.700 con. Cơ cấu đàn gia cầm tăng qua từng năm cho thấy trang trại Đinh Thi Thu Hà đã lựa chọn được giống gia cầm phù hợp, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nên trang trại đã mở rộng quy mô chuồng nuôi, đồng thời cũng thể hiện nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng.

4.2. Kết quả phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn gà

Để phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Tiêm phòng vắc xin cho gia cầm là một trong những yếu tố

làm hạn chế dịch bệnh cũng như công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, hình thành cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Phòng bệnh bằng vắc xin là một trong những cách phòng bệnh cho gà rất hiệu quả, ngoài ra cần phải bổ sung các thuốc tăng sức đề kháng, thuốc phòng bệnh cho gà.

Sử dụng vắc xin cho gà để phòng trước những bệnh không có thuốc chữa, đảm bảo sức khỏe tốt cho gà để sinh trưởng phát triển. Lịch sử dụng vắc xin phòng bệnh phải được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình. Có thể dựa vào dịch tễ của vùng và điều kiện để quyết định loại vắc xin sử dụng.

Trong thời gian thực tập, em được đến tư vấn và hỗ trợ các trại nuôi gà phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin. Kết quả thực hiện được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho gà

Thời điểm phòng

(ngày tuổi)

Mục đích dùng Loại vắc xin, thuốc Cách dùng

Số gà được phòng

bệnh (con)

2 - 4 Tăng lực, hỗ trợ tiêu hóa Điện giải gluco K,C

Men tiêu hóa Cho uống 44.130

4 Phòng Cầu trùng Scocvac - 3 Cho uống 43.510

7

Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền

nhiễm

Newcastle -

Bronchitis Cho uống 43.450

12 Phòng bệnh Gumboro Bur 706 Cho uống 43.390

11-14 Tăng sức đề kháng

cho cơ thể

Điện giải, men tiêu

hóa, pakway Cho uống 43.380

18 Phòng bệnh cúm gia cầm Navet- vifluvac Tiêm dưới da

cổ 43.300

21 Phòng bệnh Gumboro Gumboro D78 Cho uống 43.130

28

Phòng bệnh Newcastle và viêm phế quản truyền

nhiễm

Newcastle -

Bronchitis Cho uống 42.990

45 Tăng sức đề kháng

cho cơ thể

Điện giải, men tiêu

Qua kết quả ở bảng 4.2 cho thấy: Trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà đã thực hiện tốt việc dử dụng lịch vắc xin phòng bệnh cho toàn đàn gà. Quy trình làm vắc xin được kiểm soát nghiêm ngặt vì vậy hiệu quả cao, đã tạo miễn dịch cho toàn đàn gà. Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất, những đàn gia cầm được tiêm phòng và những vùng tiêm phòng đạt tỷ lệ cao thì hạn chế được dịch bệnh xảy ra, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng,…

Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho các trang trại và rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao cụ thể như:

* Thực hiện nghiêm ngặt lịch sử dụng vắc xin, không được bỏ qua một giai đoạn nào để hiệu quả phòng bệnh đạt kết quả tốt nhất. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin.

* Chỉ sử dụng vắc xin phòng bệnh cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)