Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 47)

3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi gà lương phượng trại trang trại

Để đánh giá thực trạng chăn nuôi gà Lương Phượng tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà, em đã tiến hành thu thập thông tin từ việc điều tra trực tiếp tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà.

3.4.2.2. Phương pháp áp dụng quy trình phòng và trị một số bệnh thường gặp trên gà

Chúng em áp dụng quy trình phòng và trị bệnh cho đàn gà thịt bằng thuốc và vắc xin, tiêu độc, vệ sinh, sát trùng... theo khuyến cáo của công ty đối với các trang trại chăn nuôi gà.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở gà thịt

Để xác định tình hình nhiễm bệnh của đàn gà, chúng em tiến hành theo dõi sức khỏe của đàn gà hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, lông, da, niêm mạc, phân và hoạt động của đàn gà. Nếu trong đàn gà có gà chết, thì tiến hành mổ khám bệnh tích của gà, ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh dưới sự hướng dẫn bác sỹ thú y tại trang trại gia cầm Đinh Thị Thu Hà.

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở các trang traị, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh

- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc, phân và các triệu chứng khác của con vật. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

- Phương pháp nghe: Để chẩn đoán gà bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai, áp sát gần vào cơ thể gà để nghe tiếng thở, nhịp thở của gà.

- Khám tổng thể bên ngoài.

+ Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gầy hay béo.

+ Kiểm tra phần đầu: dịch mũi, mào, mầu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông da.

- Mổ khám.

+ Làm chết gia cầm bằng cách cắt tiết: cắt động mạch cổ để tiết phóng ra hết. + Đặt gia cầm nằm ngửa: mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da háng, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ xẻ chi tiết.

+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, quan sát hình dáng, màu sắc của tuyến tụy và độ rắn chắc của túi mật.

+ Quan sát cơ quan hô hấp: quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.

+ Quan sát hệ thống sinh dục: quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái, và quan sát tinh hoàn, vị trí, mầu sắc, kích thước đối với con trống. Tuy nhiên tại trang trại gà thường được xuất bán lúc 68 ngày tuổi nên hệ thống sinh dục chưa hoàn thiện và các bệnh hệ sinh dục không cần thiết nghiên cứu đối với đàn gà tại trang tại.

- Quan sát cơ quan miễn dịch: quan sát hình dáng, mầu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.

- Quan sát túi fabricius ở gần hậu môn: Quan sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi fabricius.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)