2.3.1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Do Canine parvo virus type 2 (CPV2) gây ra, virus nằm trong họ
Parvoviride, nhóm Parvovirus và thuộc Typ II (Parvovirus Typ I không gây
bệnh) là 1 ADN virus có hình cầu với kích thước khoảng 18 - 24 nm với cấu trúc capxit gồm 32 capxome, nhân là 1 phân tử ADN 1 sợi (Miranda và cs, 2016) [21].
Virus có hướng tế bào niêm mạc đường tiêu hoá và các tế bào thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể. Virus được đào thải ra ngoài theo phân và tồn tại lâu tại môi trường, không bền với nhiệt độ cao và nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng thông thường (Theo Nguyễn Văn Thanh, 2016) [19].
Canine Parvovirus type 2 (CPV-2) là một tác nhân gây bệnh quan
trọng của chó nhà và chó hoang dã và đã lan rộng trên toàn thế giới kể từ khi xuất hiện vào những năm 1970 (Nandi và cs, 2013) [22]. Canine parvo virus
cáo lưu hành trên toàn thế giới, đã gây ra đại dịch bệnh có dấu hiệu viêm dạ dày ruột nặng, sự lây nhiễm đặc biệt là ở chó con (Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Nguyễn Thị Yến Mai) [9].
2.3.1.2. Phương thức lây truyền
+ Lây trực tiếp từ con ốm sang con khoẻ qua tiếp xúc.
+ Lây gián tiếp, virus thường theo thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá của con vật khoẻ rồi xâm nhập vào máu để gây bệnh.
2.3.1.3. Loài mắc bệnh
Thường gặp ở chó 1 - 12 tháng tuổi. Khi bệnh xảy ra thường lây lan nhanh và gây chết hàng loạt chó con. Tỷ lệ chết rất cao: 90 - 100%. Ở chó trưởng thành, bệnh không gây chết nhưng chó thường mang và đào thải virus.
2.3.1.4. Cơ chế sinh bệnh
Nguyễn Như Pho (2003) [15], Virus có hướng tế bào niêm mạc đường tiêu hoá và các tế bào có thẩm quyền miễn dịch thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá, virus tấn công vào các tế bào của niêm mạc đường ruột gây hiện tượng viêm dạ dày, ruột cấp tính và gây ỉa chảy. Sau đó virus xâm nhập vào máu, hạch lympho, nhân lên trong các tế bào bạch cầu phá huỷ bạch cầu làm giảm số lượng bạch cầu, gây suy giảm miễn dịch.
- Theo Ngô Đức Chất, Lê Thị Tài (2004) [3], Bệnh thường được chia làm 3 dạng:
+ Dạng đường ruột: dạng này phổ biến, thường mắc ở chó 6 tuần tới 1 năm tuổi.
+ Dạng tim: thường thấy ở chó 4 - 8 tuổi, biểu hiện chủ yếu là suy tim, chó thường chết bất thình lình và khó chẩn đoán.
+ Dạng kết hợp tim - ruột: thường thấy ở chó 6 - 16 tuần tuổi, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu, chó chết rất nhanh trong 24 giờ.
2.3.1.5. Triệu chứng:
- Thể đường ruột: Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1 - 2 ngày. Lúc đầu chó sốt nhẹ: 39 - 39,50C, cơn sốt kéo dài 1 - 2 ngày; chó mệt, ăn kém hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều; nôn mửa liên tục. Sau đó chó mệt lả vì ỉa chảy liên tục và rắt nặng. Phân loãng dần, có nhiều màu đỏ nâu, màu hồng, có lẫn niêm mạc ruột và có mùi tanh khắm đặc trưng. Khi ỉa chảy cũng là lúc chó bị hạ nhiệt dưới mức bình thường, chó gây sút rất nhanh vì mất nước, mất máu.
- Thể tim: Biểu hiện chính là chó thiếu máu nặng, niêm mặc nhợt nhạt hay thâm tím. Gan sưng, túi mật sưng, tím, nhợt nhạt, nhão. Lớp mỡ vành và cơ tim, tim có xuất huyết, các biểu hiện ở ruột không rõ ràng, chó chết rất nhanh, từ 1 - 2 ngày.
- Thể kết hợp tim ruột: Trường hợp này chó chết rất nhanh, chó ỉa chảy nặng, mạch yếu và lặn, thiếu máu - chết sau 24 giờ.
2.3.1.6. Điều trị
Cần thực hiện các bước sau:
+ Cắt nôn bằng cách tiêm atropin, hay primeran 2ml tiêm dưới da. + Bổ sung nước và chất điện giải bằng biện pháp cho uống ozeron 5%, tiếp nước muối sinh lý 0,9% hay nước đường glucoza 5% vào tĩnh mạch khoeo chó.
+ Cầm máu bằng cách tiêm vitamin K; vitamin C.
+ Cầm ỉa chảy bằng cách cho uống thuốc đặc trị tiêu chảy chó mèo bisepton ngày uống 1 lần.
+ Chống bội nhiễm bằng cách tiêm các loại kháng sinh như: gentamycin, streptomycin + penicillin, enroflox…
+ An thần: khi chó có triệu chứng thần kinh, dùng các loại thuốc có tính chất an thần: Analgin, seduxen, meprobamat, novocain.
+ Trợ sức, trợ lực, bằng cách sử dụng các thuốc như: Spactein; vitamin B1; vitamin B12.
2.3.1.7. Phòng bệnh:
Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh Parvo cho chó.