Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy trên chó tại Sunny Pet

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, phòng và trị một số bệnh trên chó tại sunny pet (Trang 54)

Sau khi khám lâm sàng trên cơ sở các triệu chứng điển hình và kết quả test nhanh với Parvovirs và carevirus của con vật mắc bệnh trên các cơ sở đó xác định được con vật mắc bệnh tiêu chảy từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh ghẻ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.15.

Bảng 4.15. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy tại Sunny Pet Chỉ tiêu Bệnh Phác đồ điều trị Thời gian dùng thuốc (ngày) Kết quả Số con điều trị Số con khỏi Tỷ lệ (%) Hội chứng tiêu chảy Tiêm ceftiofua (1cc/10kgTT)

Cầm tiêu chảy bằng imodium 1viên/lần Trợ sức: Butaphosphan (1cc/10kgTT)

3 - 5

ngày 40 40 100,00

Qua bảng 4.15 cho thấy: trong 123 con chó mắc hội chứng bệnh rối loạn tiêu hóa khi đến khám có biểu hiện nôn, bỏ ăn, tiêu chảy. Sau khi được điều trị theo phác đồ trên với liệu trình 3 - 5 ngày có 40 con khỏi bệnh tỷ lệ đạt 100%.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Dựa trên kết quả thu được qua thời gian thực tập, em có một số kết luận sau: - Hoạt động phòng và điều trị cho chó tại khu vực thành phố Sông Công hay tại Sunny Pet ngày càng được quan tâm và chú trọng. Trong đó ở các giống chó ngoại được chủ vật nuôi rất chú trọng công tác phòng bệnh nhưng đối với các giống chó nội công tác phòng bệnh bằng vắc xin vẫn chưa được chú trọng nhiều lắm.

- Số lượng chó được đưa đến khám và điều trị cũng có sự chênh lệch lớn giữa chó nội và chó ngoại, cụ thể là có 141 con chó được đưa đến khám chó nội có 62 (43,97%) còn lại là chó ngoại có 79 (56,03%).

- Với các bệnh thường gặp khi sử dụng phác đồ điều trị tại phòng khám tỷ lệ khỏi tương đối cao cụ thể như:

+ Bệnh tiêu chảy có 40 con điều trị thì cả 40 con đều khỏi đạt tỷ lệ 100%. + Bệnh Parvo có 20 con điều trị thì có 15 con khỏi đạt tỷ lệ 75%. + Bệnh ghẻ có 45 con điều trị thì có 41 con khỏi đạt tỷ lệ 91,11%. + Bệnh Nấm có 36 con điều trị thì có 32 con khỏi đạt tỷ lệ 88,89%. - Tỷ lệ điều trị khỏi rất cao nên phòng khám thú y đang là một địa chỉ khám và chữa bệnh cho chó rất uy tín không chỉ ở trong tỉnh mà còn ở các tỉnh lân cận.

- Những chuyên môn đã được học tại cơ sở.

Qua thời gian thực tập tại cơ sở em đã được học hỏi và được chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức:

+ Tham gia vào các công việc spa cho chó mèo như vệ sinh tai, bấm móng, tắm, cạo, sấy...

+ Tham gia vào công tác tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho chó. + Tham gia quá trình điều trị, chăm sóc cho chó.

5.2. Đề nghị

-Tuyên truyền, phổ biến kiến thức rộng rãi cho người nuôi chó để nâng cao ý thức về phòng bệnh và cách nuôi dưỡng chăm sóc hợp lý đối với vật nuôi, đặc biệt là công tác chủng vắc xin phòng những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tẩy giun sán định kỳ.

-Nghiên cứu thêm về các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở chó để có bước chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Tạo liên kết giữa nhà trường và nhiều cơ sở, phòng khám thú y khác nhau nhằm giúp sinh viên có cơ hội học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức và kĩ năng trong lĩnh vực chăn nuôi nói chung và thú cưng nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Văn Biện (2001), Bệnh chó mèo, Nhà xuất bản trẻ Hà Nội.

2. Trần Cừ, Cù Xuân Dần (1975), Sinh lý học gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Ngô Đức Chất, Lê Thị Tài (2004), Bệnh thường gặp ở chó mèo và cách

phòng trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đinh Thế Dũng, Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Nguyễn Văn Thanh (2011), “Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học giống chó H’Mông cộc đuôi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam, số 3.

5. Thế Dũng, Bùi Xuân Phương, Trần Hữu Côi (2011), Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học giống chó H’mông cộc đuôi, Tạp chí

KHKT chăn nuôi, số 3 [158], tr. 24-28.

6. Tô Du, Xuân Giao (2006), Kỹ thuật nuôi chó mèo và phòng các bệnh

thường gặp, Nhà xuất bản Lao động xã hội.

7. Ngô Quang Đức (2019), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống chó bản địa dạng sói trong công tác huấn luyện chó tìm kiếm, phát hiện

bom mìn tại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Viện hàn lâm

khoa học và công nghệ Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Phạm Diệu Thùy, Nguyễn Thi Ngân (2016), Ký sinh trùng học thú y, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Thị Yến Mai, Tình hình bệnh viên ruột do Parvovirus trên chó tại

các phòng mạch thú y tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Tập 54, Số chuyên đề: Nông nghiệp (2018): 136 - 142.

10.Hồ Văn Nam (1997), Bệnh nội khoa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 11.Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016),

12.Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2019.

13.Đoàn Thị Hồng Phấn (2009), Chẩn đoán và điều trị bệnh nấm da ở chó

tại Bệnh xá Thú y Trường Đại Học Cần Thơ, Luận văn tốt nghiệp, Đại

học Cần Thơ.

14. Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Văn Lương (2018) “Nghiên cứu tình hình mắc bệnh ngoài da do Demodex canis gây ra ở chó nuôi tại Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học, kỹ thuật Thú y, tập XXV, số 8, 56 - 62. 15.Nguyễn Như Pho (2003), Bệnh Parvovirus và Care trên chó, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Vũ Như Quán (2011), “Đặc điểm sinh lý sinh sản chủ yếu của chó và một số bài học thực tiễn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập XIII, số 7, Hội Thú y Việt Nam.

17.Vũ Như Quán (2013), “Khám lâm sàng bệnh của chó mèo”, Tạp chí Khoa

học kỹ thuật thú y, tập XX, số 8.

18.Lê Văn Thọ (1997), Khảo sát một số đặc điểm về ngoại hình tầm vóc và

kiểu dáng của các giống chó hiện nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh,

Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

19.Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2016), Giáo trình

Bệnh của chó, mèo, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

20.PGS.TS. Hoàng Toàn Thắng và PGS.TS. Cao Văn (2006), Giáo trình sinh

lý học vật nuôi, NXB nông nghiệp.

II. Tài liệu tiếng Anh

21. Miranda, C., Parrish, C. R. and Thompson, G., 2016. Epidemiological evolution of canine parvovirus in the Portuguese domestic dog population. Veterinary microbiology, 183: 37-42.

22.Nandi, S., Kumar, M., Mohapatra, T.K. and Ravishankar, C., 2013. Emergence of canine parvovirus-2 variants and its impact on vaccination. World Applied Sciences Journal, 23(10): 1366-1376.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, phòng và trị một số bệnh trên chó tại sunny pet (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)