Trong thời gian thực tập tại trại, em cùng kỹ sư Dương Văn Thanh (cán bộ kỹ thuật) tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt đạt hiệu quả cao. Trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để lợn sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu chuồng kín, trang thiết bị đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của lợn. Ở đầu chuồng nuôi, có hệ thống giàn mát giúp thông thoáng khí hậu trong chuồng nuôi đặc biệt là vào mùa hè khi nhiệt độ cao. Cuối chuồng là hệ thống quạt hút, giúp luân chuyển không khí từ bên ngoài vào trong chuồng rồi đẩy ra ngoài. Máng cho lợn ăn là máng sắt, hình nón, có thể chứa được tối đa 40 kg thức ăn.
Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp đầy đủ chất dinh dưỡng do công ty GF tự sản xuất và phục vụ công tác chăn nuôi.
+ Các loại thức ăn của công ty GF gồm các loại: GF01, GF02, GF03, GF04. Bảng 4.3 cho thấy, em đã được kỹ sư Dương Văn Thanh (cán bộ kỹ thuật) của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, cho lợn ăn, kiểm tra và cách ly lợn ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao.
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn
TT Công việc
Khối lượng công việc thực hiện (số lần) Kết quả (số lần) Tỷ lệ (%) 1 Vệ sinh máng ăn 14 14 100
2 Kiểm tra vòi nước uống 210 190 90,50
3 Cho lợn ăn hàng ngày 220 220 100
4 Tách lợn ốm để cách ly 23 23 100
5 Rửa chuồng 6 4 66,66
Đối với công việc kiểm tra vòi nước hàng ngày em thực hiện 190 lần trong tổng sổ 210 lần khối lượng công việc đạt 90,50%.
Việc rửa chuồng cũng được áp dụng nhưng do trại hạn chế về nước cũng như làm ướt chuồng vào mùa đông để tránh tình trạng lợn bị lạnh hay viêm phổi. Em đã tham gia thực hiện công việc rủa chuồng là 4 lần trong tổng số 6 lần khối lượng công việc đạt 66,66%.
Kết quả việc của thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng được thể hiện qua tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thịt nuôi tại cơ sở. Hàng ngày, em đều ghi chép cụ thể số lợn theo dõi, số lợn bị chết và tổng hợp tại bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ nuôi sống lợn qua các tháng tuổi Giai đoạn (Tháng tuổi) Số lợn theo dõi Số lợn nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống trong tháng (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) 1 400 400 100 100 2 400 399 99,75 99,75 3 399 398 99,75 99,50 4 398 397 99,75 99,25 5 397 397 100 100
Qua bảng 4.4 cho thấy, qua 5 tháng nuôi thì tỷ lệ sống của đàn đạt 99,7%. Tỷ lệ nuôi sống của đàn qua các tháng tuổi là khác nhau. Tháng 1 và tháng 5 có tỷ lệ sống cao nhất đạt tỷ lệ là 100%.
Tỷ lệ nuôi sống qua tháng 2, 3, 4 có tỷ lệ thấp hơn là do: Những con lợn có sức đề kháng kém nên dễ mắc bệnh thì qua nhiều tuần nuôi chúng ủ bệnh và dẫn tới chết. Khi lợn mắc bệnh ở tháng 1 và 2 do điều trị không dứt điểm bệnh sẽ lại tái phát khiến cho lợn chết vào các tháng sau.
Tính chung ta thấy tỷ lệ lợn nuôi sống qua các tháng tuổi là cao, tỷ lệ nuôi sống cộng dồn là 99,7%.