Xây dựng biểuđồ hoạt động

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin (nghề lập trình viên máy tính cao đẳng) (Trang 42 - 46)

Biểu đồ hoạt động trong UML được sử dụng để chỉ ra sự phụ thuộc giữa các hoạt động khi chuyển từ điểm bắt đầu tới một điểm kế thúc của một tiến trình. Giống như biểu đồ

giao tiếp, các hành động trong biểu đồ hoạt động có thể không tương ứng với từng bước trong mô tả chi tiết của ca sử dụng. Trong thực tế phát triển phần mềm, biểu đồ hoạt động có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Ví dụ, biểu đồ hoạt động có thể được sử dụng để xây dựng toàn bộ mô hình nghiệp vụ hoặc viết tài liệu cho một phương thức để thể hiện hành vi của một đối tượng phần mềm. Biểu đồ hoạt động là một đồ thị có hướng, trong đó các nút (đỉnh) là các hoạt động và các cung là các dịch chuyển:

- Hoạt động (activity) là một công việc có thể được xử lý bằng tay như Điền mẫu, hoặc bằng máy như Hiển thị màn hình đăng nhập. Một hoạt động được biểu diễn trong biểu đồ bằng một hình chữ nhật tròn góc có mang tên của hoạt động

- Chuyển dịch (Transition) là sự chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác được thể hiển bằng một mũi tên nối giữa hai hoạt động.

- Nút khởi đầu (start) thể hiển điểm bắt đầu của hoạt động được ký hiệu bởi một hình tròn đặc.

Nút kết thúc (end) thể hiển điểm kết thúc các hoạt động được ký hiệu hình tròn đặc có viền bao quanh. Tùy trường hợp có thể có một hoặc nhiều nút kết thúc

- Các điều kiện chuyển dịch hoạt động (transition condition) được ký hiệu bởi một hình thoi để thực hiện sự rẽ nhánh các hoạt động.

- Thanh đồng bộ hóa (synchronization bars) để mở hay đóng các nhánh thực hiện song song.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy làm rõ ý tưởng trong sơ đồ đặc tả các giai đoạn phân tích & thiết kế.

2. Nêu ý nghĩa, mục tiêu và các yêu cầu của từng công đoạn trong quá trình phát triển hệ thống thông tin. Anh/Chị có nhận xét gì về cấu trúc và trình tự của chu trình phát triển này ?

3. Tại sao trong mọi quá trình phát triển hệ thống thông tin, dù là theo chu trình sống nào, cũng đều phải bao gồm 2 giai đoạn trung tâm và phân biệt là phân tích & thiết kế ?

4. Nhiệm vụ của giai đoạn phân tích là phải trả lời những câu hỏi nào?

5. Nêu bản chất của 3 phương pháp cơ bản (mô hình/cách tiếp cận) để xây dựng hệ thống thông tin và so sánh lợi thế cũng như hạn chế giữa chúng.

6. Bàn về tính hiệu quả của một hệ thống thông tin. Nếu Anh/Chị được quyền quyết định dự trình phương án đưa hệ thống mới vào hoạt động, Anh/Chị chọn phương án nào trong những phương án đã nêu? tại sao?

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Mã chương: MHLVT 19.04

Giới thiệu

Mục đích của phân tích là hình dung ra nghiệp vụ cần gì, trong khi mục đích của pha thiết kế là quyết định cách xây dựng hệ thống. Hay nói một cách khác, phân tích là nhằm trả lời câu hỏi “cái gì”, còn thiết kế là để trả lời câu hỏi “như thế nào”. Hoạt động chính của pha thiết kế là tiến hóa tập biểu diễn phân tích thành tập biểu diễn thiết kế. Trong pha này, nhóm dự án xem xét cẩn thận hệ thống mới sẽ hoạt động và được tích hợp như thế nào trong môi trường và hệ thống hiện thời. Nhóm cần phải xem xét nhiều chiến lược thiết kế và quyết định chiến lược nào sẽ được sử dụng.

Mục tiêu

-Thiết kế được các hệ thống con

- Thiết kế giao diện người dùng, thiết kế lớp, thiết kế việc lưu trữ dữ liệu. - Xây dựng được biểu đồ thành phần và biểu đồ triển khai.

Nội dung 4.1.Thiết kế các hệ thống con 4.1.1. H thng con ü Xây dựng biểu đồ lớp thiết kế ü Xây dựng biểu đồ tuần tự ü Xây dựng lược đồ cơ sở dữ liệu

4.1.2. Phân chia h thng thành các h thng con4.1.3. Kiến trúc phân tng

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin (nghề lập trình viên máy tính cao đẳng) (Trang 42 - 46)