Xây dựng biểuđồ triển khai

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin (nghề lập trình viên máy tính cao đẳng) (Trang 57 - 61)

Giữa các ca sử dụng có ba kiểu quan hệ sau đây: đặc biệt hóa, bao hàm và mở rộng. Chúng cho phép nhóm các ca sử dụng có liên quan, phân rã các ca sử dụng, sử dụng lại hành vi và xác định hành vi không bắt buộc

• Đặc biệt hóa (Specialize): giống như tác nhân, một ca sử dụng có thể kế thừa (inherit) từ một ca sử dụng khác. Để tránh những phức tạp liên quan đến việc định nghĩa lại các bước và thêm các bước phụ, ta có thể đặc biệt hóa các ca sử dụng trừu tượng (abstract use case). Ca sử dụng trừu tượng là ca sử dụng không có bước nào, nhiệm vụ của nó là nhóm một số ca sử dụng lại với nhau.

Bao hàm (Include): một ca sử dụng UC1 có một số bước được cung cấp bởi một ca sử dụng khác UC2 thì ta nói UC1 bao hàm UC2. Khi đó, UC1 gọi là ca sử dụng nguồn và UC2 gọi là ca sử dụng đích. Quan hệ bao hàm được dùng để rút ra các bước chung cho một số ca sử dụng, hoặc để chia ca sử dụng lớn thành các ca sử dụng nhỏ hơn.

• Mở rộng (Extend): một ca sử dụng UC1 thêm thông tin vào một ca sử dụng khác UC2 thì UC1 được gọi là mở rộng của UC2. Thông thường các thông tin đó xuất hiện ở cuối ca sử dụng nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở đầu hoặc đôi khi là ở giữa.

Có một sự khác biệt cơ bản giữa bao hàm và mở rộng. Với bao gồm, ca sử dụng nguồn sẽ không hoạt động nếu không có ca sử dụng đích, với mở rộng, ca sử dùng nguồn sẽ làm việc tốt kể cả không có ca sử dụng đích. Nói cách khác, ca sử dụng được bao gồm có sự tồn tại độc lập, còn ca sử dụng mở rộng chỉ tồn tại như là một mở rộng.

Thực tế khó xác định chính xác quan hệ giữa các ca sử dụng trong lần đầu tiên qua mô hình yêu cầu hệ thống. Hơn nữa, việc xác định quan hệ này phụ thuộc vào chúng ta quyết định xem cái gì là thực sự cần thiết và khách hàng của chúng ta chấp nhận nó hay không. Trong cách tiếp cận hướng đối tượng, có nhiều cách phân tích ca sử dụng thành các mối quan hệ bao hàm, mở rộng hay kế thừa.

• Đặc biệt hóa: Có thể nhận thấy trong biểu đồ ca sử dụng ví dụBiểu đồ phân rã ca sử dụng Quản lý xếp lớp, ca sử dụng Quản lý xếp lớp được phân rã thành các ca sử dụng:

Quản lý Đăng ký học, Quản lý phân lớp, Lập lịch dạy trong biểu đồ ca sử dụng phân rã. Trong khi đó ca sử dụng Quản lý xếp lớp là ca sử dụng trừu tượng, nó có nhiệm vụ chính là nhóm các ca sử dụng Quản lý Đăng ký học, Quản lý phân lớp, Lập lịch thành một ca sử dụng trừu tượng trong biểu đồ ca sử dụng. Khi phân rã ca sử dụng, Quản lý xếp lớp được xem là đã được đặt biệt hóa.

• Bao hàm: Ca sử dụng Xem danh sách đăng ký môn học, Chuyển lớp sinh viên… trước khi thực hiện phải bao gồm thao tác tìm kiếm thông tin cần thiết. Do đó, các ca sử dụng này bao gồm <<Include>> ca sử dụng Tìm kiếm thông tin.

• Mở rộng: Các ca sử dụng Đăng ký môn học, Xem thời khóa biểu, Xem điểm học tập… là mở rộng của ca sử dụng Đăng nhập. Người dùng sẽ không thể thực hiện các chức năng đó nếu ca sử dụng Đăng nhập chưa được thực hiện

BÀI TẬP

1. Xây dựng biểu đồ lớp thiết kế từ biểu đồ lớp phân tích cho hệ quản lý học tín chỉ

2. Sử dụng các công nghệ có sẵn để thiết kế các giao diện của hệ quản lý học tín chỉ

3. Trình bày các bước thiết kế chi tiết cho Hệ quản lý thư viện 4. Trình bày các bước thiết kế chi tiết cho Hệ quản lý bán hàn

Biểu đồ phân rã ca sử dụng Quản lý xếp lớp

Tiền điều kiện (preconditions), Hậu điều kiện (postconditions)

Khi xem xét sự kế thừa giữa các ca sử dụng, ta cũng phải quan tâm đến việc đặc biệt hóa có ảnh hưởng gì đến điều kiện trước và điều kiện sau không. Mặc dù các ca sử dụng chỉ kế thừa từ ca sử dụng trừu tượng nhưng chúng vẫn có điều kiện trước và điều kiện sau. Sau đây là một số quy tắc:

1.Khi một ca sử dụng cụ thể hóa một ca sử dụng khác, nó kế thừa các tiền điều kiện của ca sử dụng cha như là một điểm khởi đầu. Bất cứ tiền điều kiện nào của ca sử dung con phải làm yếu đi tiền điều kiện ca sử dụng cha, nghĩa là chúng được kết hợp với các điều kiện trước của ca sử dụng con bởi phép toán “hoặc”.

2.Với các hậu điều kiện, điểm khởi đầu của ca sử dụng con là hậu điều kiện của ca sử dụng cha. Các hậu điều kiện mà ca sử dụng con thêm vào phải làm mạnh ca sử dụng cha, nghĩa là nó sẽ kết hợp với hậu điều kiện của ca sử dụng cha bằng phép toán “và”.

3.Các tiền điều kiện và hậu điều kiện được thêm vào bởi các ca sử dụng con sẽ không có ảnh hưởng đến các tiền và hậu điều kiện của ca sử dụng cha.

Trong 3 quy tắc trên, quy tắc thứ 3 là hiển nhiên đối với những gì chúng ta đã biết về lý thuyết hướng đối tượng (các con không ảnh hưởng đến hành vi của cha). Quy tắc thứ nhất và thứ hai hàm ý rằng nếu ca sử dụng cha không có tiền điều kiện, thì ca sử dụng con cũng phải không có tiền điều kiện; nếu ca sử dụng cha không có hậu điều kiện (không có sự bảo đảm rõ ràng về đầu ra), thì khi đó ca sử dụng con có thể có bất cứ hậu điều kiện nào. Tóm lại, khi một ca sử dụng đặc biệt hóa một ca sử dụng khác, chúng ta phải xem xét cẩn thận các tiền điều kiện và hậu điều kiện của ca sử dụng cha. Khảo sát các ca sử dụng

Khảo sát các ca sử dụng là cách mô tả phi hình thức về một nhóm các ca sử dụng để xem các ca sử dụng có liên quan với nhau thế nào. Bản khảo sát là một kiểu tường thuật mà nhà phát triển có thể đưa ra để dẫn dắt nhà đầu tư xuyên suốt qua biểu đồ ca sử dụng. Bản khảo sát các ca sử dụng giúp cho các nhà đầu tư có sự hiểu thấu đáo hơn về các ca sử dụng mà không cần bất kỳ sự giới thiệu nào từ

CÂU HỎI ÔN TẬP:

1. Tại sao nói thiết kế là một trong những giai đoạn trung tâm của quá trình phát triển hệ thống ?

2. Các hoạt động thiết kế và sản phẩm thiết kế ?

3. Tại sao về phương diện quản lý, người ta lại chia ra 2 giai đoạn con là thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết ?

4. Các tiêu chuẩn thiết kế đảm bảo chất lượng là gì ? Anh/Chị có bổ sung gì thêm ? 5. Trong thiết kế các mô đun chương trình, hãy phân tích tính gắn bó của từng mô đun và tính liên kết của các mô đun.

6. Thực hành theo nhóm: mỗi nhóm phác thảo thiết kế hệ thống theo bài tập nhóm đã xây dựng trong nội dung khảo sát và phân tích hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ts Nguyễn Hồng Phương,Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – Phương pháp và ứng dụng, NXB Lao động – Xã hội, 2008

[2]. Ban điều hành đề án 112,Giáo trình Phân tích, thiết kế, xây dựng, quản lý các hệ

thống thông tin, Viện Công nghệ thông tin, 2006

[3]. Thạc Bình Cường, Giáo trình Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin, NXB Giáo dục, 2005.

[4]. Nguyễn Văn Hưng – Hoàng Quang Tuyến,Hệ thống thông tin – Công nghệ và tổ

chức xây dựng, NXB Đà Nẵng, 1994.

[5]. James A. Senn, Analysis and Design of Information Systems, McGraw – Hill International Edition, 1989.

Một phần của tài liệu Giáo trình phân tích thiết kế hệ thống thông tin (nghề lập trình viên máy tính cao đẳng) (Trang 57 - 61)