L ỜI NÓI ĐẦU
3.1. Thùng máy – nguồn
a. Thùng máy
Thùng máy tính (còn được gọi là case) là một bộ phận bên ngoài, có tác
dụng bao bọc các thành phần bên trong của máy, giữ chúng luôn sạch sẽ, thoáng
mát và tránh được các tác nhân, tác động không mong muốn từ bên ngoài. Tại Việt
Nam, thùng máy có nhiều chủng loại, mẫu mã đến từ các thương hiệu uy tín như:
CoolerMaster, Corsair, Patriot, Deluxe, … Chúng khá đa dạng về kiểu dáng, kích
thước, màu sắc, chất liệu cấu thành, một số còn hỗ trợ các tính năng cao cấp như:
quản lý dây cáp, khay tháo lắp nhanh ổ cứng, hỗ trợ tản nhiệt nước.
Hình 3.1. Một số kiểu thùng máy
Thùng máy có rất nhiều chuẩn kích thước: full tower, mid tower, case nằm,
… như hình 3.1. Việc lựa chọn thùng máy phải bảo đảm đủkhông gian để chứa các
thành phần bên trong như: bản mạch chính, nguồn, cáp, tản nhiệt, các card rời như
29
Để hệ thống vận hành một cách mát mẻ, ổn định, vấn đề tản nhiệt cũng rất quan trọng. Hầu hết các thùng máy đều có chỗ để đặt quạt tản nhiệt, một số thùng máy trang bị sẵn quạt tản nhiệt bên trong. Một số thùng máy cao cấp còn trang bị hệ
thống tản nhiệt nước, khi đó hệ thống tản nhiệt có nhiều ống, tương đối phức tạp.
Do đó, việc lắp ráp thùng máy phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ, tránh ảnh hưởng đến
hoạt động của các thành phần bên trong thùng máy. Trong quá trình sử dụng, nếu
nhiệt độ bên trong thùng máy nóng bất thường thì ta cần phải vệ sinh lại thùng máy,
đặc biệt là các lỗ thông gió, bố trí lại dây cáp, hay lắp thêm các quạt tản nhiệt để gia
tăng lưu lượng gió lưu thông trong thùng máy.
Thông thường, các khay để các ổ đĩa như ổ đĩa cứng, ổ đĩa quang, … đã
được làm sẵn trên thùng máy và có kích thước phù hợp với từng loại ổ đĩa. Chỉ có một số thùng máy dòng mini tower hoặc nhỏ hơn , ta cần phải xem xét bố trí các linh kiện, ổđĩa cho thích hơp do không gian bên trong thùng máy này khá chật hẹp. Một số thùng máy còn hỗ trợ các kiểu kết nối như: cổng USB, lỗ cắm headphone ở
phía trước hay bên hông thùng máy rất tiện lợi trong quá trình sử dụng.
b. Nguồn máy tính
Nguồn máy tính (còn gọi là PSU) là thành phần cấp nguồn cho toàn bộ hoạt
động của máy tính. Việc lựa chọn nguồn rất quan trọng, nếu việc lựa chọn nguồn không tốt hoặc nguồn hoạt động không ổn định sẽảnh hưởng đến tuổi thọ của các thành phần của máy tính. Hình 3.2 là hình ảnh thực tế của một bộ nguồn máy tính (hình (a)) và các ngõ ra của bộ nguồn (hình (b)). Một số thông số ta cần phải chú ý khi lựa chọn nguồn máy tính.
- Công suất danh định: là công suất lớn nhất mà nguồn có thể cung cấp, quá giá trị này bộ nguồn có thể bị cháy hoặc hệ thống hoạt động không ổn định. Giá trị
này thường được nhà sản xuất in trên bộ nguồn. Ta cần phải dự tính các thành phần
có trong hệ thống để có thể chọn được bộ nguồn thích hợp, không gây quá tải công suất. Do các nhà sản xuất thường làm bộ nguồn có một vài mức công suất cụ thể, nên việc lựa chọn nguồn một phần cũng dựa nhiều vào kinh nghiệm. Ví dụ, thông
thường, bộ nguồn có công suất từ 500 đến 600W là đủ cho hệ thống Intel Core-i mới, có sử dụng card đồ họa.
30
- Hiệu suất: thể hiện mức độ sử dụng điện năng hiệu quả của bộ nguồn, có giá trị nhỏ hơn 1. Trong quá trình hoạt động, một lượng điện năng thất thoát ra
ngoài dưới dạng nhiệt, do đó, công suất tiêu thụ thực tế thường lớn hơn công suất
trên lý thuyết, công suất này được tính qua hiệu suất của bộ nguồn. Ví dụ, một hệ
thống tiêu thụ công suất 400W, bộ nguồn có hiệu suất 80% thì công suất tiêu thụ
thực tế khi hoạt động là 400/0,8 = 500W. Ta nên chọn bộ nguồn có hiệu suất càng lớn càng tốt.
(a) (b)
Hình 3.2. Bộ nguồn máy tính
- Điện thếvà dòng điện ra: thường được các nhà sản xuất in trên bộ nguồn.
Điện thếra đã được chuẩn hóa, bao gồm các mức: +12V, +5V, +3,3V, -5V và -12V.
Với mỗi mức điện thế ra, các dòng điện ra sẽ khác nhau tùy vào nhà sản xuất.
Thông thường, ta chỉ chú ý đến việc lựa chọn bộ nguồn có dòng ra thích hợp khi
trong hệ thống có thành phần cần dòng lớn như card đồ họa.
Hầu hết các nhà cung cấp đều trang bị cho bộ nguồn các tính năng bảo vệ như: bảo vệ quá công suất, bảo vệ quá dòng, bảo vệ ngắn mạch. Các bộ nguồn
thường ngưng hoạt động khi xảy ra các sự cố trên.
Một số thương hiệu nguồn nổi tiếng ở Việt Nam: Arrow, ACbel, Cooler
Master, Cosair, Fsp, …