L ỜI NÓI ĐẦU
5.3. Thiết bị bên ngoài
Thiết bị bên ngoài là các thành phần giúp máy tính giao tiếp với môi trường
bên ngoài. Như đã đề cập trong phần đầu của chương, các thiết bị này còn được gọi
là các thiết bị ngoại vi, giao tiếp với máy tính thông qua các bộđiều khiển I/O, còn
được gọi là ngoại vi của hệ thống máy tính. Các thiết bị bên ngoài có thểđược chia thành ba nhóm lớn:
Các thiết bị nhập dữ liệu
Các thiết bị xuất dữ liệu
Các thiết bị lưu trữ
Các thiết bị ngoại vi phổ biến và quen thuộc nhất đối với con người có lẽ là: chuột, bàn phím, màn hình máy tính và ổđĩa cứng.
Chuột và bàn phím máy tính là các thiết bị nhập dữ liệu, thường kết nối với máy tính thông qua cổng PS/2. Ngày nay, hầu hết các cổng PS/2 đã được thay thế
bằng cổng USB. Dữ liệu truyền qua bàn phím là các ký tự, thường được mã hóa
dưới dạng chuỗi 7 hoặc 8 bit. Hiện nay, phiên bản 7 bit, tương ứng với 128 ký tự được sử dụng phổ biến. Các ký tự bao gồm hai loại: ký tự in được và ký tự điều
81
khiển. Ký tự in được là các ký tự chữ, số thông thường và một số ký tự đặc biệt khác có thể hiển thị trên màn hình hoặc có thểin được trên giấy (thông qua máy in). Các ký tựđiều khiển có chức năng điều khiển việc hiển thị các ký tự trên màn hình.
Ví dụ như ký tự xuống dòng (khi ta nhấn Enter), có chức năng điều khiển con trỏ
chuyển sang dòng mới. Các phím được bố trí theo ma trận, việc xác định chuỗi bit biểu diễn cho một ký tự khi ta nhấn phím được gọi là quét phím. Quá trình này
được một chip điều khiển quét phím chuyên dụng thực hiện. Chuỗi bit này được
truyền nối tiếp đến máy tính thông qua cổng PS/2. Dữ liệu truyền qua chuột máy
tính thường là các thông tin về tọa độ của chuột theo hai trục X và Y và thông tin về
trạng thái các nút nhấn.
Các thông tin được truyền từ chuột và bàn phím thường được tiếp nhận và
hiển thịtrên màn hình. Do đó, màn hình máy tính là thiết bị xuất dữ liệu. Ngày nay,
các màn hình CRT truyền thống gần như đã được thay thế bằng các màn hình LCD
nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Ngày nay, cùng với màn hình, máy in cũng là một thiết bị xuất dữ liệu phổ
biến trong hệ thống máy tính. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại máy in, nội dung môn học này chỉ đề cập đến hai loại máy in phổ biến được trang bị trong văn
phòng và các hộgia đình, đó là máy in phun và máy in laser.
Bộ phận quan trọng nhất của máy in laser là một ống kim loại hình trụ, rỗng,
được phủ một lớp vật liệu đặc biệt, có khảnăng thay đổi điện tích khi ánh sáng laser
chiếu vào, gọi là trống (drum). Nguyên lý chung của các máy in laser là sử dụng một hệ thống quang học lái tia laser khắc các hình ảnh cần in lên mặt trống. Sau đó,
trống được lăn qua giấy để in những hình ảnh này lên giấy. Mực máy in laser có
dạng bột, được sấy nóng chảy để bám vào giấy. Do đó, các máy in laser có thể in
được trên nhiều loại giấy mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
Các máy in phun sử dụng một đầu phun dùng để phun mực trực tiếp lên giấy. Mực máy in phun có dạng lỏng nên có hai khuyết điểm như sau: bản in thường bị
lem và hình ảnh thường phai màu theo thời gian. Do đó, ta phải sử dụng đúng loại giấy cho máy in phun, các loại giấy này thường có đặc điểm chung là không dễ bị
82
thấm nước. Để khắc phục khuyết điểm thứ hai, người ta thường sử dụng các loại
mực chất lượng cao có pha chế với chất chống bay màu.
Hiện nay, các máy in phun thường được sử dụng để in màu. Chất lượng hình
ảnh màu của các máy in phun thường cao hơn, giá thành của máy in phun cũng rẻ
hơn so với máy in laser, tuy nhiên chi phí để in một trang giấy bằng máy in phun
đắt hơn nhiều lần so với máy in laser. Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà ta nên
trang bị loại máy in cho phù hợp.
Ổ đĩa cứng truyền thống là thiết bị lưu trữ dữ liệu dưới dạng từ tính. Các tín
hiệu từtính được chuyển đổi thành các bit dữ liệu bằng một bộ chuyển đổi chuyên
dụng trước khi truyền đến máy tính. Chuẩn giao tiếp truyền thống giữa ổ đĩa cứng
và máy tính là IDE, thực hiện việc truyền dữ liệu song song. Tuy nhiên, chuẩn này bị hạn chế về tốc độ truyền dữ liệu, nên hiện nay, chuẩn SATA truyền dữ liệu nối tiếp, có tốc độ cao và nhỏ gọn hơn được sử dụng phổ biến hơn.