Các loại tài nguyên

Một phần của tài liệu Bài giảng lập trình di động android (Trang 43 - 45)

Để sử dụng tài nguyên trong một dự án Android, bạn cần phải sắp xếp chúng vào các thư mục con trong thư mục res. Tên các thư mục con này được đặt theo quy định củahệ thống tài nguyên Android:

animator: Thư mục này chứa các tập tin XML định nghĩa hiệu ứng động cho các đối tượng view trong ứng dụng. Thay vì định nghĩa hiệu ứng động lặp đi lặp lại trong code, ta có thể tạotập tin XML animator ở đâyvới một hiệu ứng động cụ thể.

drawable: Nếu ứng dụng đòi hỏi tài nguyên hình ảnh cục bộ, thì bạn cần phải đặt chúng trong thư mục drawable. Đây cũng là nơi chứa tập tin XML xác định hình dạng hoặc hình ảnh được vẽ ra trong code.

mipmap: Tương tự như drawable, thư mục mipmap lưu các hình ảnh, nhưng nó được sử dụng đặc biệt cho các biểu tượng launcher của ứng dụng.

layout: Chứa các tập tin XML là bố cục giao diện người dùng của ứng dụng. • menu: Chứa các tập tin menu XML được sử dụng tạo các mục trên action bar, menu điều hướng và menu con.

raw: Thư mục này được sử dụng để lưu trữ các tập tin tùy ý cho ứng dụng, chẳng hạn như âm thanh, video và các tập tin văn bản.

xml: Thư mục này chứa các tập tin XML tùy ý được sử dụng bởi Android cho các tác vụ khác nhau, chẳng hạn như việc xác định cấu hình tìm kiếm hoặc khả năng bên ngoài.

values: Chứa các loại file thiết lập chung để lập trình viên định nghĩa ra các

thuộc tính, giao diện, các config… để sử dụng cho đồng nhất và đồng thời sẽ giúp

người dùng tối ưu code khi chỉnh sửa sau này. Điều mà bạn không được mắc phải khi code dự án ở các công ty, đó là không được viết lại các dòng lệnh giống nhau nhiều lần, thay vào đó phải định nghĩa ra rồi khi dùng gọi đến. Thư mục values có thể chứa

ThS. Bùi Trung Úy 44

nhiều tập tin XML bao gồm các giá trị đơn giản được sử dụng trong ứng dụng, bao gồm:

+ color.xml: đây là file định nghĩa các mã màu trong dự án android của ban, khi sử

dụng màu nào bạn chỉ cần gọi tên tên mã màu đã định nghĩa.

Ví dụ, một file colors.xml mẫu <?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <resources> <color name="white">#FFFFFF</color> <color name="yellow">#FFFF00</color> <color name="red">#FF0000</color> <color name="silver">#C0C0C0</color> <color name="gray">#808080</color> <color name="olive">#808000</color> <color name="purple">#800080</color> <color name="aqua">#00FFFF</color> <color name="lime">#00FF00</color> <color name="teal">#008080</color> <color name="green">#008000</color> <color name="blue">#0000FF</color> <color name="navy">#000080</color> <color name="black">#000000</color> </resources>

+ dimens.xml: đây là file mà bạn sẽđịnh nghĩa ra các kích thước như cỡ chữ, chiều cao, chiều rộng các view.

Ví dụ, một file dimens.xml mẫu <?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <resources> <!-- Default margins. --> <dimen name="horizontal_margin">16dp</dimen> <dimen name="vertical_margin">16dp</dimen> <!-- Padding --> <dimen name="padding_tiny">2dp</dimen> <dimen name="padding_small">4dp</dimen> <dimen name="padding_medium">8dp</dimen> <dimen name="padding_large">16dp</dimen> <!—Icon size --> <dimen name="icon_width">60dp</dimen> <dimen name="icon_height">60dp</dimen> </resources>

+ strings.xml: đây là file định nghĩa các đoạn văn bản trong ứng dụng, chẳng hạn

như bạn có một đoạn văn bản mà sử dụng đi sử dụng lại trong các màn hình khác nhau, bạn có thể định nghĩa đoạn văn bản đó trong strings.xml và khi dùng thì gọi ra sử dụng và sau này chỉnh sửa bạn chỉ cần sửa ở file này và nó sẽ apply tất cả mọi nơi.

ThS. Bùi Trung Úy 45

<?xml version="1.0" encoding="utf-8"?> <resources>

<string name="app_name">Hello Android</string> <string name="loading">Loading please wait…</string>

<string name="log_out">Log Out</string>

<string name="notif_policy">Notification Policy</string>

<string name="html_text" formatted=”false”>

<![CDATA[

<font color=\’#28b5f5\’>Discover</font> and <font color=\’#28b5f5\’>Play</font>

]]> </string> </resources>

txtView.setText(Html.fromHtml(getString(R.string.html_text)));

+ styles.xml: Bất kỳ ứng dụng mà bạn xây dựng cần một giao diện nhất quán và điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng tập tin styles.xml. Sử dụng styles, bạn có thể thay thế giao diện mặc định cho các thành phần và các thuộc tính có thể được liên kết với các đối tượng view khác nhau trong các tập tin layout.

Một phần của tài liệu Bài giảng lập trình di động android (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)