Tất cả các loại tài nguyên trong Android, khi biên dịch và đóng gói ứng dụng sẽ được tự động gán một định danh để xác định loại tài nguyên, chẳng hạn như R.drawable.pic01, R.layout.activity_main hay R.id.text01,… các định danh này được định nghĩa là các hằng sốtrong tập tin R.java của ứng dụng (tập tin R.java là tập tin được tự động sinh ra trong quá trình biên dịch ứng dụng). Tên định danh này có thể được sử dụng để truy cập vào các nguồn tài nguyên trong code Java hoặc trong tập tin tài nguyên XML.
Truy cập tài nguyên trong code
Nhiều đối tượng trong Android được xây dựng từ cácnguồn tài nguyên và sử dụng định danh tài nguyên để thiết lập cho đối tượng. Chẳng hạn, thiết lập một ImageView sử dụng một tài nguyên drawable (hình ảnh) như sau:
imageView.setImageResource(R.drawable.pic01);
Tương tự, một đối tượng MediaPlayer (được sử dụng để phát âm thanh hoặc video) có thể được tạo ra để chơi tập tin đa phương tiện raw bằng cách truyền vào trong R id của tập tin.
mediaPlayer.create(getActivity(), R.raw.hello_song)
Ngoài ra, bạn cũng có thể truy xuất tài nguyên gốc trong code bằng cách sử dụng phương thức getResources() của đối tượng Context của Android. Điều này trả về một đối tượng Resources với nhiều phương thức để truy cập vào các tài nguyên cục bộ của ứng dụng, chẳng hạn như getColor() và getDrawable().
getResources().getColor(R.color.colorPrimary); getResources().getDrawable(R.drawable.kittens);
ThS. Bùi Trung Úy 46
Truy cập tài nguyên trong XML
Phần lớn khi bạn sử dụng tài nguyên đều sử dụng trong các tập tin XML. Bằng cách định nghĩa colors, styles, strings, hoặc bất kỳ tài nguyên nào được sử dụng ở nhiều nơi khác nhau của ứng dụng, nó làm cho việc bảo trì trở nên đơn giản hơn bằng cách cho phép bạn thay đổi một giá trị và có tác dụng trên toàn bộ ứng dụng.
Đểtruy cập tài nguyên trong XML ta sử dụng như sau: <TextView android:id="@+id/textView" android:layout_width="wrap_content" android:layout_height="wrap_content" android:background="@color/colorPrimary" android:text="@string/title" style="@style/TitleStyle" />
ThS. Bùi Trung Úy 47
Chương 3. LẬP TRÌNH GIAO DIỆN ANDROID
Giao diện người dùng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của một ứng dụng Android. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc giao diện, các thành phần trên giao diện và cách kết hợp các thành phần này để tạo nên bố cục giao diện cho ứng dụng Android.