C. tạp triềuD nhật triều đều Câu 20.Hồ nào sau đây là hồ nhân tạo?
A. Hồ Tây B Hồ Gươm C Hồ Tơ Nưng D Hồ Trị An.
C. Hồ Tơ Nưng. D. Hồ Trị An. PHẦN II. TỰ LUẬN
1. Mức độ nhận biết (3 câu)
Câu 1. Nêu khái niệm thủy quyển , thành phần của thủy quyển. Câu 2. Thế nào là sông, hệ thống sông, lưu vực sông?
Câu 3.Khái niệm thủy triều, nguyên nhân sinh ra thủy triều. 2. Mức độ thông hiểu (1 câu)
Câu 4.Phân biệt giữa sông và hồ? 3. Mức độ vận dụng (1 câu)
Câu 5. Việc khai thác nước ngầm quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hậu quả như thế
nào? Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm?
HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A A A A A A A B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A A A A A C A A C D PHẦN II. TỰ LUẬN 1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Nêu khái niệm thủy quyển , thành phần của thủy quyển. Trả lời
- KN: Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, nằm trên bề mặt và bên trong của vỏ Trái Đất.
- thành phần của thủy quyển gồm nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy, nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng và hơi nước trong khí quyền.
Câu 2. Thế nào là sông, hệ thống sông, lưu vực sông? Trả lời
- Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan nuôi dưỡng.
- Sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.
- Lưu vực sông là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.
Câu 3. Khái niệm thủy triều, nguyên nhân sinh ra thủy triều. Trả lời
- Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên, hạ xuống trong một thời gian nhất định (trong ngày).
- Nguyên nhân: do lực hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lục li tâm của Trái Đất.
Câu 4. Phân biệt giữa sông và hồ?
Trả lời
* Giống nhau:
- Đều chứa nước phục vụ đời sống, sản xuất, sinh hoạt của con người * Khác nhau:
- Sông là dòng nước chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa và đảo. Nước sông đổ ra biển.
Câu 5. Việc khai thác nước ngầm quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hậu quả như thế nào? Nêu một số giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm?
Trả lời
* Việc khai thác nước ngầm quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hậu quả
- Mực nước ngầm hạ thấp khiến cho mặt đất bị sụt lún nghiêm trọng. - Chất lượng của nước ngầm bị suy giảm, nguồn nước ngầm giảm.
- Tình trạng sụt giảm mạch nước ngầm gây ra hiện tượng nhiễm mặn tầng nước ngầm.
- Nguồn nước ngầm và tầng mạch nước ngầm bị ô nhiễm,…
* một số giải pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm:
- Xử lí các nguồn nước từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất,… trước khi thải ra ngoài.
- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất,… - Sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguồn nước ngọt.
- Xử lí nghiêm các tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm các nguồn nước. - Tích cực trồng và bảo vệ các loại rừng.
BÀI 22, 24, 25, 26
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN1. Mức độ nhận biết 1. Mức độ nhận biết
Câu 1. Đất là
A.lớp mùn có mùa nâu xám, cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng phát triển B. lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.
C. lớp vật liệu vụn bở, có thành phần phức tạp ở phía trên lục địa và bề mặt đáy đại dương.
D. lớp vật chất có được từ quá trình phân hủy các loại đá.
Câu 2. Rừng nhiệt đới phân bố ở
A. vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam. B. vĩ tuyến 350 đến 600 ở cả hai bán cầu.
C. vùng cực Bắc. D. toàn bộ lãnh thổ châu Phi.
Câu 3. Nhóm đất tốt nhất là
A. Đất pốt dôn. B. Đất đen thảo nguyên ôn đới. C. Đất đỏ vàng nhiệt đới D. Đất đài nguyên
Câu 4. Dựa vào thành phần nào trong đất để xác định đất ẩm hay khô
A. Rễ cây và không khí. B. Nước.
C. Không khí và nước. D. Mùn.
Câu 5. Phạm vi đới nóng ở
A. từ hai chí tuyến đến vòng cực. B. từ Xích đạo đến hai vòng cực.
C. ranh giới xung quanh hai đường chí tuyến. D. từ vòng cực lên cực.
Câu 6. Nhiệt độ trung bình năm của rừng nhiệt đới trên
A. 200C B. 210C
C. 220C D. 230C
Câu 7. Thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất là
A. Nước B. Khoáng
C. Không khí D. Chất hữu cơ
Câu 8. Những miền cực khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng
được trong mùa hạ?
A. Cây lá cứng. B. Cây lá kim.
C. Sồi, dẻ. D. Rêu, địa y.
Câu 9. Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật là
A. địa hình. B. khí hậu.
Câu 10. Loài động vật nào sống ở đài nguyên?