Dữ liệu kinh tế xã hội và quản lý rừng ở buôn Tul

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng quản lý rừng cộng đồng ở tây nguyên (Trang 31 - 34)

2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Dữ liệu kinh tế xã hội và quản lý rừng ở buôn Tul

a) Dân số, dân tộc

Theo kết quả thống kê tại xã ở Bảng 1 và thông tin của trưởng thôn thì buôn Tul là một buôn cư trú của cộng đồng dân tộc thiểu số tại chổ M’Nông với 94 hộ người M’Nông/tổng số 106 hộ, chiếm 89%. 11 hộngười kinh cư trú để buôn bán và 1 hộ dân tộc phía bắc vào.

b) Tỷ lệ nghèo

Theo kết quả thống kê tại xã ở Bảng 2 và thông tin của trưởng thôn thì buôn Tul có tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo các tiêu chí của QĐ 59/2015/QĐ-TTg là 49,1%, trong đó số hộ người M’Nông nghèo là 52/94 hộ M’Nông, chiếm 55,3 %.

32

c) Hạ tầng buôn

Hạ tầng ở buôn Tul được mô tả như sau:

- Thông tin: có cáp quang internet, truyền hình vệtinh, sóng điện thoại di động

- Y tế: có 1 cộng tác viên y tế ở buôn

- Giáo dục: có 1 điểm trường tiểu học chỉ dạy lớp 1 và lớp 2 (24 em) và 1 điểm trường mẫu giáo (21 em). Trường học đều được xây kiên cố. Tổng sốngười có đại học trở lên: 5; Tổng sốngười có trung học trở lên (cấp 2-3): 425; Tổng số người tiểu học: 56; Tổng số người không học, mù chữ: 35

- Giao thông thôn/buôn: có đường bê tông hóa toàn bộ trong buôn - Điện: có điện lưới từ năm 2003, có điện chiếu sáng trong buôn - Nước sạch và vệ sinh: các hộđều có nhà vệ sinh tự hoại, buôn có công

trình nước sạch riêng

- Nhà ở: trong buôn có 5 hộ nhà xây, 96 hộ nhà gỗ, 5 hộ nhà tạm Với một buôn vùng xa nhưng nhìn chung về cơ sở hạ tầng trong buôn khá đầy đủ cho sinh hoạt.

d) Sản xuất nông lâm nghiệp

Cơ cấu, diện tích và năng suất cây trồng vật nuôi chính trong buôn trình bày ở Bảng 4, trong đó lúa nước sản xuất ởvùng trũng gần buôn, cà phê được trồng ở vùng thấp, chân đồi. Trên đất lâm nghiệp dốc được khai phá làm rẫy trước đây nay chủ yếu độc canh các loại cây trồng như bắp, mì, dứa.

Có một ít diện tích trồng rừng keo trên đất lâm nghiệp cộng đồng hợp đồng với Công ty Lâm nghiệp Krông Bông.

Một số mô hình nông lâm kết hợp đã được thí điểm ở một vài hộ theo dự án FLITCH (Bảo Huy và cộng sự, 2012) như trồng bời lời đỏ xen bắp (hoặc mì) và dứa theo đường đồng mức của đất dốc; hoặc mô hình trồng mít nghệ xen mì và dứa trên đất dốc tầng dày. Các mô hình nông lâm kết hợp này đã thành công, đặc biệt là đưa cây dứa vào đã tạo thu nhập cao hơn nhiều so với canh tác rẫy truyền thống; cây bời đỏ sinh trưởng tốt, tuy nhiên với quy mô nhỏnên chưa tìm được thị trường tiêu thụ; nếu có được hợp đồng tiêu thụ thì cây bời lời đỏ và dứa theo mô hình nông lâm kết hợp ở đây hứa hẹn có hiệu quả và nhận được sự quan tâm của người dân.

Chăn nuôi trâu bò ở đây đã tạo ra thu nhập nguồn tiền mặt quan trọng và chính ở trong buôn, hầu hết các hộ đều có chăn nuôi gia súc.

Bảng 4.Thống kê cây trồng, vật nuôi trong buôn Tul Stt Cây trồng/vật nuôi

nông lâm nghiệp chính

Diện tích cây trồng (ha)

Năng suất

tấn/ha/năm S(con) ố con vật nuôi

1 Lúa nước 30,8 8 -

33 Stt Cây trồng/vật nuôi

nông lâm nghiệp chính

Diện tích cây trồng (ha)

Năng suất

tấn/ha/năm S(con) ố con vật nuôi

3 Cà phê 33,3 2.5 - 4 Mì (Sắn) 46,0 20 - 5 Dứa 3,0 30 - 6 Trâu - - 73 7 Bò - - 287 8 Dê - - 30 9 Heo - - 250 Tổng cộng 159,1 640

Như vậy diện tích canh tác trung bình mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong buôn là 159,1 ha/94 hộ = 1,7 ha/hộ và số vật nuôi trung bình là 640 con/94 hộ = 6,8 con/hộ.

e) Diện tích rừng cộng đồng buôn Tul

Cộng đồng buôn Tul được giao đất giao rừng năm 2001, đến năm 2002 được cấp quyền sử dụng rừng (Sổ xanh), với diện tích theo hồ sơ năm 2002 là 1.130,7 ha. Trong đó gồm có rừng tự nhiên là 753,1 ha và đất chưa có rừng: 369,6 ha.

f) Khoán quản lý bảo vệ rừng và chi trả dịch vụmôi trường rừng đầu nguồn

Cộng đồng buôn Tul tham gia và nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) từ ba nguồn tài nguyên rừng:

- Từ rừng của cộng đồng: Có 415 ha, với 42 thành viên trong cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Đơn giá được chi trả là 270.000 đ/ha/năm.

- Từ rừng của VQG Chư Yang Sin: Có 1.470 ha, với 49 hộ tham gia (mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 30 ha rừng). Đơn giá được chi trả là 270.000 đ/ha/năm.

- Từ rừng của UBND xã Yang Mao quản lý: Có 600 ha, với 20 hộ tham gia (mỗi hộ nhận khoán bảo vệ 20 ha rừng). Đơn giá được chi trả là 250.000 đ/ha/năm

g) Truyền thống quản lý nương rẫy, rừng chung cộng đồng; lễ hội truyền thống

Các tác nương rẫy truyền thống trước đây, phát rẫy và canh tác 1 - 2 năm sau đó bỏ hóa 4 - 5 năm rồi quay lại tiếp tục canh tác.

Không có quy định rõ ràng về việc lấy gỗ làm nhà trong rừng cộng đồng. Hằng năm buôn có tổ chức cúng lúa mới, cúng bến nước; buôn được cấp 01 bộ cồng chiêng phục vụ cho các ngày lễ trong buôn như: mừng thọ, kết hôn, cúng lúa mới…

34

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng quản lý rừng cộng đồng ở tây nguyên (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)