Dữ liệu kinh tế xã hội và quản lý rừng ở buôn Hàng năm

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng quản lý rừng cộng đồng ở tây nguyên (Trang 34 - 36)

2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.Dữ liệu kinh tế xã hội và quản lý rừng ở buôn Hàng năm

a) Dân số, dân tộc

Theo kết quả thống kê tại xã ở Bảng 1 và thông tin của trưởng thôn thì buôn Hàng Năm là một buôn cư trú của cộng đồng dân tộc thiểu số tại chổ M’Nông với 153 hộ người M’Nông/ tổng số 167 hộ, chiếm 92%. Chỉ 14 hộ người kinh cư trú để kinh doanh ngành nghề, buôn bán.

b) Tỷ lệ nghèo

Theo kết quả thống kê tại xã ở Bảng 2 và thông tin của trưởng thôn thì buôn Hàng Năm có tỷ lệ hộnghèo đa chiều theo các tiêu chí của QĐ 59/2015/QĐ-TTg là 52,7%, trong đó số hộ người M’Nông nghèo là 87/153 hộ M’Nông, chiếm 56,9 %.

c) Hạ tầng buôn

Hạ tầng ở buôn Hàng Năm được mô tả như sau:

- Thông tin: có sóng điện thoại, Internet cáp quang, truyền hình vệ tinh; - Y tế: có 01 cộng tác viên y tế trong buôn

- Giáo dục: có 1 trường tiểu học, 01 trường mẫu giáo. Tổng sốngười có đại học trở lên: 10; Tổng số người có trung học trở lên (cấp 2-3): 112; Tổng số người tiểu học: không rõ; Tổng số người không học, mù chữ: <30%;

- Giao thông: Có đường Trường sơn đông đi qua buôn, 50% đường giao thông trong buôn được bê tông hóa. Giao thông thuận lợi trong vận chuyển nông sản từ các vùng canh tác, rẫy nhờcác đường khai thác gỗ của công ty lâm nghiệp Krông Bông.

- Điện: có điện lưới từ năm 2003;

- Nước sạch và vệ sinh: Sử dụng nước giếng, nước suối cho sinh hoạt; hầu hết chưa có nhà vệ sinh tự hoại;

- Nhà ở: Nhà xây 10 hộ, nhà gỗ 157 hộ

Buôn Hàng Năm là một buôn vùng sâu xa nhất của tỉnh Đắk Lắk, tuy vậy cho đến nay đã có thuận lợi trong giao thông vận chuyển hàng hóa, điện sinh hoạt, viễn thông; tuy nhiên vẫn còn khó khăn về nước sạch, vệ sinh môi trường sống.

d) Sản xuất nông lâm nghiệp

Cơ cấu, diện tích và năng suất cây trồng vật nuôi chính trong buôn trình bày ở Bảng 5, trong đó lúa nước sản xuất ở vùng ven sông, gần buôn; trên đất lâm nghiệp dốc được khai phá làm rẫy trước đây nay chủ yếu độc canh các loại cây trồng như bắp, mì. Chăn nuôi bò ở đây đã tạo ra thu nhập nguồn tiền mặt quan trọng và chính ở trong buôn, hầu hết các hộđều có chăn nuôi gia súc.Ngoài ra, buôn Hàng Năm còn có một số hộ cho công ty lâm nghiệp Krông Bông thuê đất để trồng rừng keo lai.

35

Bảng 5.Thống kê cây trồng vật nuôi trong buôn Hàng Năm

Stt Cây trồng nông lâm nghiệp chính Diện tích từng loại cây trồng (ha) Năng suất tấn/ha/năm từng loại cây trồng Loại vật nuôi chính (con/đàn) 1 Bắp 190 6 2 Mì 100 30 3 Lúa nước 17 3 4 Bò 350 5 Trâu 45 6 Heo 300 Tổng 307 695

Như vậy diện tích canh tác trung bình mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong buôn là 307 ha/ 153 hộ = 2,0 ha/hộ và số vật nuôi trung bình là 695 con / 153 hộ = 4,5 con/hộ.

e) Diện tích rừng cộng đồng buôn Hàng Năm

Cộng đồng buôn Hàng Năm được giao đất giao rừng năm 2001, đến năm 2002 được cấp quyền sử dụng rừng (Sổ xanh), với diện tích theo hồsơ năm 2002 là 404,8 ha. Trong đó bao gồm có rừng tựnhiên: 213,3 ha và đất chưa có rừng: 191,3 ha.

f) Khoán quản lý bảo vệ rừng và chi trả dịch vụmôi trường rừng đầu nguồn

Cộng đồng buôn Hàng Năm tham gia và nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng từ bốn nguồn tài nguyên rừng:

- Từ rừng của cộng đồng: Có 248 ha, với 7 hộ trong cộng đồng tham gia bảo vệ rừng. Đơn giá được chi trả là 300.000 đ/ha/năm.

- Từ rừng của VQG Chư Yang Sin: Có 2.621 ha, với 99 hộ tham gia. Đơn giá được chi trả là 280.000 đ/ha/năm

- Từ rừng của UBND xã Yang Mao quản lý: Có 960 ha, với 10 hộ tham gia. Đơn giá được chi trả là 300.000 đ/ha/năm

- Từ rừng của Công ty Lâm nghiệp Krông Bông quản lý: Có 280 ha, với 20 hộ tham gia. Đơn giá được chi trả là 300.000 đ/ha/năm

g) Truyền thống quản lý nương rẫy, rừng chung cộng đồng; lễ hội truyền thống

Đất rẫy có chủ rõ ràng, vị trí rẫy của ai thì mọi người trong buôn đều biết. Cộng đồng cũng có quy định nơi nào không được phát rừng làm rẫy như rừng thiêng, đầu nguồn nước, ….

Các giá trị văn hóa truyền thống bản địa hiện tại bị mai một nhiều; có cồng chiêng nhưng chỉ một vài nhà còn lưu giữ. Còn giữ tục cúng bến nước, lúa mới, sinh nhật, con đi học…

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và định hướng quản lý rừng cộng đồng ở tây nguyên (Trang 34 - 36)