Xói lở ven biển, ven sông

Một phần của tài liệu Rừng ngập mặn tài liệu giáo dục ngoại khóa dành cho giáo viên các trường trung học cơ sở ven biển (Trang 35 - 37)

C. Vai trò đối với môi trường 1 Điều hòa khí hậu

6. Xói lở ven biển, ven sông

Trong những năm gần đây, việc quai đê lấn biển lấy đất RNM trồng lúa, đắp đầm với diện tích lớn cũng thu hẹp bãi bồi ven sông, ven biển, làm giảm lượng phù sa bồi đắp cho các bãi triều, mất đi bình phong bảo vệ đê biển. Ở các cửa sông nhỏ, không còn đất bồi nên bị sóng làm xói lở mạnh.

kỳ triều cường, tác động của bão nên nhiều đầm bị vỡ hoặc bị xói lở vì nền đáy là bùn non, thành phần cơ giới thường là cát bột, cát nhỏ, vừa nghèo chất dinh dưỡng vừa thiếu chất kết dính, gây ra thiệt hại lớn về kinh tế. Mặt khác các hoạt động quai đê lấn biển, đắp đầm nuôi tôm đã gây tác hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phá huỷ nơi sống của nhiều loài động vật đáy, ngăn cản nguồn tôm, cua giống vào trong sông, rạch vùng RNM. Do đắp bờ nên ngăn cản quá trình bồi tụ của bãi lầy, làm cho một số loài thực vật tiên phong lấn biển như bần, ô rô, mắm trắng, bần trắng không mọc được.

Một số câu hỏi kiểm tra kiến thức của học sinh sau bài học

1. Hiện nay RNM đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Hãy kể tên một số thách thức đó.

2. Mất RNM sẽ làm suy giảm đa dạng sinh học vùng cửa sông ven biển. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

3. Việc làm đầm nuôi tôm gây ra hiện tượng suy thoái đất như thế nào?

4. Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều hiện tượng tôm sú chết hàng loạt và một trong những nguyên nhân là ô nhiễm nguồn nước. Hãy giải thích việc ô nhiễm nguồn nước.

5. Xâm nhập mặn đã trở nên khá phổ biến ở nhiều vùng ven biển của cả nước. Hãy giải thích mối quan hệ giữa RNM và hiện tượng xâm nhập mặn.

Một phần của tài liệu Rừng ngập mặn tài liệu giáo dục ngoại khóa dành cho giáo viên các trường trung học cơ sở ven biển (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)