Về rừng trồng

Một phần của tài liệu Kỷ yếu viện nghiên cứu lâm sinh quá trình hình thành và phát triển (Trang 35 - 36)

VIII Kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên năm 2015: 2.868 triệu đồng

2.3.2.Về rừng trồng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.3.2.Về rừng trồng

- Các đề tài đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chọn loài cây trồng, kỹ thuật nhân giống và tạo cây con; các biện pháp kỹ thuật thiết lập và thâm canh rừng trồng cho các loài chủ yếu như: Sở, Dẻ ăn hạt, Vối thuốc, Giổi bắc, Lát Mexico, Tai chua, Trám ghép... với các kết quả nổi bật sau đây:

* Các giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội để trồng rừng cây đặc sản, cây gỗ lớn mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng;

* Chọn được một số cây trội để khảo nghiệm hậu thế cây Sở; phát triển và hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh cây Sở;

* Bổ sung kiến thực về đặc điểm lâm học của hai loài Dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên và kỹ thuật khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên để chuyển hoá rừng tự nhiên có Dẻ ăn hạt thành rừng ưu hợp cây Dẻ cung cấp hạt hàng hoá.

* Điều kiện gây trồng và kỹ thuật trồng rừng cung cấp gỗ lớn các loài Vối thuốc, Giổi bắc và Lát Mexico.

* Khả năng hấp thụ các bon của một số dạng rừng trồng ở Việt Nam.

* Xác định được cơ sở khoa học để phục hồi rừng Luồng bị thoái hóa ở Thanh Hóa. * Đã nghiên cứu thành công việc chiết ghép một số cây lâm nghiệp như Trám trắng, Trám đen, Giổi xanh, Tai chua, Sơn ta, Sở, Sấu... với mục đích vườn hóa cây rừng góp phần giúp đỡ người dân có thêm lựa chọn cho việc phát triển sản xuất lâm nghiệp phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ rừng và tăng thu nhập.

35

- Kỹ thuật thâm canh rừng: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ cho các ngành công nghiệp chế biến ván nhân tạo và giấy góp phần nâng cao năng suất rừng từ 7-10m3/ha/năm bằng phương thức trồng rừng quảng canh lên từ 25-30m3/ha/năm bằng phương thức trồng rừng thâm canh (trong đó có cả yếu tố giống đã được cải thiện).

- Đã xây dựng được các HDKT trồng rừng thâm canh cho các loài cây gỗ mọc nhanh.

Một phần của tài liệu Kỷ yếu viện nghiên cứu lâm sinh quá trình hình thành và phát triển (Trang 35 - 36)