Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan khác

Một phần của tài liệu Kỷ yếu viện nghiên cứu lâm sinh quá trình hình thành và phát triển (Trang 36 - 37)

VIII Kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên năm 2015: 2.868 triệu đồng

2.3.3.Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan khác

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

2.3.3.Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan khác

Đã thực hiện các điều tra cơ bản để cung cấp các dữ liệu và thông tin cơ bản phục vụ công tác quy hoạch và quản lý ngành cụ thể:

- Xây dựng sổ tay hướng dẫn phương pháp giao, khoán rừng thí điểm cho đồng bào thiểu số vùng Tây Nguyên theo Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

- Điều tra, đánh giá xác định tiêu chí rừng nghèo kiệt được phép cải tạo trồng rừng kinh tế, đây là cơ sở để xác định tiêu chí chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su.

- Điều tra đánh giá năng suất các loài cây trồng rừng chủ yếu theo lập địa, bổ sung danh mục cây trồng rừng theo các vùng sinh thái.

- Xây dựng nhiều văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật ngành trong lĩnh vực lâm sinh.

- Góp phần xác định tập đoàn cây trồng chủ yếu cho các vùng sinh thái với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

- Tạo các cơ sở khoa học, kinh tế - kỹ thuật để xây dựng các quy trình, quy phạm và hướng dẫn kỹ thuật trồng một số cây chủ đạo: (i) Các loài cây bản địa quý hiếm như: Dầu rái, Vên vên, Sao đen, Re, Giổi, Gội, Lát hoa...; (ii) Các loài cây đa mục đích như: Trám, Sấu, Thông nhựa...; (iii) Các loài cây đặc sản như: Trẩu, Quế, Sở,...

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật để xây dựng và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển.

- Thông qua các mô hình trồng rừng năng suất cao, các lớp tập huấn kỹ thuật, các diễn đàn khoa học công nghệ đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (các giống mới, kỹ thuật thâm canh rừng trồng) đồng thời cũng nâng cao năng lực cho các cán bộ kỹ thuật làm công tác khuyến lâm nói riêng, xây dựng phát triển rừng nói chung.

- Việc nghiên cứu xây dựng mô hình bếp đun cải tiến, hầm biogas và chuyển giao công nghệ này cho các địa phương cũng đã góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường bảo vệ rừng, hạn chế biến đổi khí hậu; xoá đói giảm nghèo, làm tăng thu nhập cho người dân và đã 2 lần được trao giải “Ngày sáng tạo Việt Nam”.

36

Một phần của tài liệu Kỷ yếu viện nghiên cứu lâm sinh quá trình hình thành và phát triển (Trang 36 - 37)