Tổng quan về An Giang

Một phần của tài liệu Bài tập môn địa lí địa phương tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh an giang (Trang 54 - 60)

d) Quặng kim loại

4.1. Tổng quan về An Giang

An Giang có vị trí đầu nguồn sông Cửu Long thuộc địa phận Việt Nam. Phía đông bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, tây bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài gần 100 km, nam và tây nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía đông giáp Thành phố Cần Thơ. Diện tích: 3.506 km2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô.

An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùng đồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên. Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước.

Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp nhẹ, chế biến, sản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành có trị giá gia tăng cao. Điều kiện tự nhiên và con người tại An Giang phù hợp với cả các dự án đầu tư đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và các ngành có giá trị gia tăng cao, hàm lượng vốn và chất xám cao như nghiên cứu và phát triển, tài chính, ngân hàng, công nghệ sinh học, dược phẩm…

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triển cao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức hai con số, đạt mức 13,36% vào năm 2007. An Giang là một nền kinh tế có trình độ ngoại thương tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 540 triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thị trường xuất khẩu liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 22%/ năm, đạt ngang múc trung bình của cả nước và cao hơn rất nhiều mức trung bình của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long là 13%. Hàng hóa xuất khẩu của An Giang đã có mặt tại nhiều nước tại cả 5 châu.

Không chỉ dựa vào xuất khẩu, nền kinh tế của An Giang được phát triển trên diện rộng với sự phát triển của nhiều ngành như thương mại, du lịch, chế biến. Nền kinh tế của An Giang đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội lực của tỉnh và vào sự liên kết kinh tế với toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và với TP. Hồ Chí Minh. An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con số 22 ngàn tỷ đồng. Đây hẳn là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn.

An Giang ngày một chú trọng hơn về chất lượng phát triển kinh tế, trong đó đặc biệt quan tâm tới các yếu tố về phát triển con người, bảo vệ tài nguyên môi trường và hiệu quả của nguồn vốn đầu tư. Nền kinh tế vững chắc, phát triển nhanh và ổn định của An Giang sẽ là tiền đề quan trọng, đảm bảo sự thành công của các doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.

nhập tạo ra, cùng với cả nƣớc, An Giang cũng gặp không ít khó khăn, thách thức do tác động của lạm phát, cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới.

Trong bối cảnh đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân An Giang đã nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII với nhiều thành tựu rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo nền tảng, niềm tin cho bước phát triển tiếp theo cao hơn.

diện

Giai đoạn 2006 – 2010, tăng trưởng GDP của An Giang bình quân 12%/năm, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đề ra và cao hơn các giai đoạn trước đó, trong đó, khu vực dịch vụ tăng 16,1%, khu vực công nghiệp

- xây dựng tăng 14,5%, khu vực nông nghiệp tăng 3,6% . Thu nhập bình quân đầu người đạt gần 21 triệu đồng, tương đương 1.137 USD/năm, tăng 1,4 lần so năm cực, nhất là lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp. Đến năm 2010, giá trị dịch vụ chiếm tỷ trọng 60,1%, tăng 10,9% so năm 2005, nông nghiệp chiếm 28%, giảm 10,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 11,9%, giảm 0,4%.

Thành tựu nổi bật về kinh tế của tỉnh An Giang có thể kể đến là huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển của xã hội. Theo đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 87 nghìn tỷ đồng, vượt gần 32% so kế hoạch, riêng năm 2010 cao hơn gấp 3 lần so năm 2005. Tổng thu ngân sách 5 năm đạt 13.671 tỷ, vượt chỉ tiêu trên 340 tỷ đồng. Lĩnh vực Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, tỉnh đã thực hiện tốt chương trình xúc tiến thương mại, trong đó đầu tư mới

các khu thương mại, siêu thị, chợ.v.v.. Do đó, tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm đã đạt 3,1 tỷ USD, tăng gấp ba lần giai đoạn 2001-2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa vượt 30% so kế hoạch, khu vực kinh tế biên giới, du lịch, các ngành dịch vụ vận chuyển, tài chính - tín dụng, viễn thông, nhà hàng, khách sạn cũng đều phát triển, tạo giá trị gia tăng cao.

Là tỉnh có diện tích sản xuất nông nghiệp tương đối lớn, xác định nông nghiệp là một trong những lĩnh vực chú trọng phát triển, những năm qua, tỉnh An Giang đã đầu tư có hiệu quả vào ngành sản xuất này. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện, con cá và cây lúa tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, rau màu và chăn nuôi tăng mạnh. Quy hoạch và sản xuất nông nghiệp ngày càng theo hướng tập trung, gắn với thị trường. Trình độ cơ giới hóa, điện khí

hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ được nâng lên, góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản xuất nông nghiệp. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được tập trung đầu tư;

nghiệp có bước phát triển, đặc biệt là ngành nghề ở nông thôn, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, phục vụ đắc lực cho công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Nhiều công trình hạ tầng được tập trung đầu tư hoàn chỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Tận dụng lợi thế khu kinh tế cửa khẩu

Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, giao thông thủy, bộ thuận lợi, An Giang có nhiều lợi thế trong giao lưu kinh tế với các tỉnh tiếp giáp của Campuchia. Đó là điều kiện tốt để phát huy các lợi thế so sánh, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã có quyết định cho phép Tịnh Biên và Vĩnh Xương áp dụng chính sách Khu kinh tế cửa khẩu.Theo đó, hàng năm nhà nước sẽ dành một khoản ngân sách tương xứng để đầu tư về cơ sở hạ tầng, kho bãi, hệ thống điện, thông tin liên lạc...nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa biên giới tại khu kinh tế cửa khẩu. Nhờ vậy, hoạt động mua bán và trao đổi hàng hóa giữa hai nước qua khu vực biên giới của tỉnh An Giang ngày càng có chiều hướng phát triển tốt đẹp, kim ngạch buôn bán hai chiều không ngừng tăng lên, tình hình chính trị biên giới luôn được đảm bảo ổn định. Đối với các doanh nghiệp, thương nhân đến đầu tư và hoạt động kinh doanh mua bán sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế, các điều kiện mua bán qua biên giới, kể cả ưu đãi nhà nước về vay vốn tín dụng.

Đƣa du lịch phát triển tƣơng xứng với tiềm năng

Hiện An Giang đang tập trung đầu tư nâng cấp khu du lịch Núi Cấm thành khu du lịch trọng điểm Quốc gia, đã nâng cấp chợ Tịnh Biên, cửa khẩu Khánh Bình (đi từ An Giang sang Campuchia gần nhất), đưa khu kinh tế thương mại cửa khẩu Tịnh Biên vào hoạt động. Đây cũng là lợi thế để thu hút lượng khách du lịch qua lại giữa hai nước Việt Nam- Campuchia và ngược lại, trở thành đầu mối tập trung hàng hóa để mua bán và trao đổi giữa hai nước và sẽ trở thành nơi gặp gỡ thường xuyên của thương nhân hai nước.

Theo số liệu thống kê từ Bộ đội Biên phòng tỉnh cung cấp tính đến thời điểm 9 tháng đầu năm 2010 lượt khách qua lại cửa khẩu đạt 121.045 lượt khách, tăng 44% so cùng kỳ năm 2009. Lượt khách tham quan tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm 2010 đạt 4.840.180 lượt, tăng 4% so cùng kỳ năm 2009, đạt 98,7% so với kế hoạch đề ra trong năm 2010. Có thể nói An Giang là tỉnh có nguồn khách đến rất ổn định và khá lớn so với các tỉnh của ĐBSCL, bình quân hàng

năm An Giang đón trên 4 triệu lượt khách. Tỉnh đã và đang tập trung khai thác lợi thế này để thu hút khách du lịch thông qua nhiều hoạt động trong đó có hoạt động phát triển kinh tế biên giới cửa khẩu để mời gọi các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh trên các lĩnh vực văn hóa, thương mại, du lịch, thể thao. Với nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường nước bạn, ngoài các mặt hàng chủ lực của An Giang như: gạo, thủy sản, hàng tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng, còn có các mặt hàng khác như: đồ nhựa gia dụng, phân bón thực phẩm chế biến, phụ tùng máy móc...do các doanh nghiệp của các tỉnh trong khu vực cung ứng. Huyện Tịnh Biên đã được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân nước bạn đến trực tiếp mua bán hoặc mở các chi nhánh, văn phòng đại diện tại khu vực này. Không những có các doanh nghiệp trong tỉnh mà còn có cả các doanh nghiệp trong khu vực đều mong muốn tăng cường hợp tác thương mại với thương nhân Campuchia. Nằm trong khu vực du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang, khu kinh tế cửa khẩu Tịnh

Biên, Khánh Bình và Vĩnh Xương còn là nơi khởi hành cho những chuyến tham quan dã ngoại đầy lý thú và thưởng ngoạn nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử đa dạng phong phú từ An Giang với các tỉnh lân cận như Takeo, Kandal, Phnômpênh và ngược lại.

Vào tháng 10 hàng năm tại thành phố Hồ Chí Minh đều diễn ra hội chợ triển lãm Quốc tế Du lịch với chủ đề: ”Ba Quốc gia Một điểm đến” (Campuchia, Lào và Việt Nam), đây là một triển lãm thương mại du lịch được sự bảo trợ bởi các Bộ Du lịch Campuchia, Lào và Việt Nam. Sự kiện đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều người tiêu dùng và những nhà tham gia triển lãm từ khắp nơi trong khu vực, mở ra một cơ hội kinh doanh thuận lợi trong khu vực Campuchia, Lào và Việt Nam. An Giang đã tham gia hội chợ này để giới thiệu quảng bá về tiềm năng lợi thế của địa phương mình với các nước bạn. Đây cũng là điều kiện tốt để An Giang phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn đất nước hội nhập, là lực đẩy để kinh tế An

Giang có bước chuyển tích cực và phát triển đúng hướng theo xu thế phát triển

chung của thế giới hiện nay.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NHỮNG NĂM QUA

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 KH năm 2010 1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 9,05 13,48 14,20 8,67 14,77

2. GDP bình quân đầu người (USD) 603 763 936 983 1.132 3. Tốc độ tăng trưởng CN - XD (%) 17,96 14,04 15,57 6,50 18,77

4. Cơ cấu kinh tế

Nông nghiệp (%) 34,56 35,29 37,16 31,63 27,98 Công nghiệp - xây dựng (%) 12,78 12,37 11,45 11,51 11,89 Dịch vụ (%) 52,66 52,34 51,39 56,86 60,13

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu

USD)

446 554 750 600 800

6. Xuất nhập qua biên giới (triệu

USD)

606 710 1.100 800 1.200

7. Doanh thu bán lẻ hh và dịch vụ (tỷ đồng)

Một phần của tài liệu Bài tập môn địa lí địa phương tìm hiểu địa lí địa phương tỉnh an giang (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)