Xác định cỡ mẫu

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing (Trang 53 - 55)

a. Các yếu tố ảnh hưởng

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu như mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, nguồn lực dành cho nghiên cứu (thời gian, tài chính,...), phương phápchọn mẫu... Tuy nhiên, 3 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhất đến việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu phải kể đến là:

 Sự phong phú của tổng thể nghiên cứu: tổng thể nghiên cứu càng phong phú, thông thường cỡ mẫu sẽ càng lớn

 Độ tin cậy mong muốn khi ước lượng (và trị số z, mức ý nghĩa (p, sig) tương ứng): độ tin cậy càng cao thì cỡ mẫu sẽ phải càng lớn. Thông thường, trong phân tích dữ liệu, các nhà nghiên cứu hay sử dụng độ tin cậy là 95% (tương ứng với trị số z=1.95 và mức ý nghĩa là 0.05).

 Sai số cho phép khi ước lượng (e). Thông thường mức độ sai số chấp nhận của nhà nghiên cứu càng thấp thì cỡ mẫu phải càng lớn. Sai số có thể đo bằng một giá trị thực, cũng có thể được đo bằng %.

o Ví dụ 1: Khi điều tra thu nhập trung bình trên một địa bàn dân cư, ta muốn rằng ước lượng về thu nhập trung bình của mẫu sẽ nằm trong

53 khỏang trên dưới 50.000 đồng so với trị số trung bình thật của tổng thể nghiên cứu, khi đó E= ± 50.000.

o Ví dụ 2: Điều tra mức tiêu thụ trung bình về bia, ta muốn rằng ước lượng về mức tiêu thụ trung bình về bia của mẫu nằm trong khỏang trên dưới 5% hay 0,05 so với trị số trung bình thật của tổng thể nghiên cứu, khi đó: E = ± 0,05

b. Phương pháp xác định cỡ mẫu

Hiện nay, không có nguyên tắc cố định về xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt khi nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất. Trong trường hợp phương pháp chọn mẫu xác suất, nhà nghiên cứu có thể lựa chọn một trong 2 công thức xác định cỡ mẫu như được trình bày sau đây. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào những thông tin mà nhà nghiên cứu có.

Xác định cỡ mẫu trong chọn mẫu phi xác suất

o Cỡ mẫu khi ước lượng trung bình tổng thể: phương pháp này áp dụng khi nhà nghiên cứu có các thông tin về độ lệch chuẩn và sai số nghiên cứu (đo lường bằng giá trị tuyệt đối)

 n: cỡ mẫu

 Z: trị số Z tương ứngvới độ tin cậy lựa chọn

 δ: độ lệch chuẩn

 e: sai số chấp nhận (được đo bằng số tuyệt đối)

o Cỡ mẫu khi ước lượng tỉ lệ trong tổng thể : phương pháp áp dụng khi nhà nghiên cứu có các thông tin về mẫu dưới dạng số % (tỉ lệ nam, nữ…) và sai số chấp nhận được đo bằng %

 n: cỡ mẫu

 Z: trị số Z tương ứng với độ tin cậy lựa chọn

 P : Tỉ lệ phần tử trong tổng thể có đặc điểm mong muốn (Q= 1-P)

Chương 5. Thu thập dữ liệu định lượng

54

Xác định cỡ mẫu trong chọn mẫu phi xác suất

Quyết định về kích thước mẫu trong chọn mẫu phi xác suất thường được xác định một cách chủ quan chứ không dựa theo công thức tính toán như chọn mẫu xác suất. Người nghiên cứu quyết định kích thước mẫu mà theo cảm tính của họ là đại diện cho tổng thể. Trong nhiều cuộc nghiên cứu, sự hạn chế về tài chính là yếu tố quan trọng nhất đối với việc xác định kích thước mẫu thích hợp. Tuy nhiên, theo Hair & al (2010) và nhiều nhà nghiên cứu, việc xác định cỡ mẫu trong trường hợp xác định mẫu khi nhà nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất phụ thuộc vào phương pháp phân tích dữ liệu áp dụng cũng như số lượng các biến (items) phải sử dụng trong phương pháp đó.

Một phần của tài liệu Bài giảng nghiên cứu marketing (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)