2. CHU TRÌNH CHUYỂN HOÁ CÁCBON TRONG TỰ NHIÊN
3.3. Chu trình chuyển hóa lưu huỳnh
Có nhiều trong sông, ao, hồ, chúng tham gia vào quá trình oxy hoá H2S thành những giọt S tích luỹtrong cơ thể, sau đó oxy hoá S thành H2SO4.
2H2S + O2 2H2O + S2 + 125 calo S2 + 3O2 + 2H2O 2H2SO4 + 294calo 3.3.1. Vi khuẩn lưu huỳnh: có hai loại
- Vi khuẩn lưu huỳnh có màu: dụng năng lượng của ánh sáng mặt trời Đại diện: Chromatium, Chlorobium.
3.3.2. Vi khuẩn sulfuaric
a. Vi khuẩn sulfat hoá: là những vi khuẩn nhuộm màu gram (-), chúng thuộc nhóm trực khuẩn không sinh bào tử, dinh dưỡng hoá năng có khả năng oxy hoá S, H2S, Na2S2O3, Na2S4O6 thành axit sulfuaric. Chúng không tích luỹ lưu huỳnh trong cơ thể mà những giọt lưu huỳnh được tích luỹ ngoài tế bào.
Na2S2O3 + 2O2 + H2O Na2SO4 + H2SO4 + Q
H2SO4 tác dụng với các muối khó tan trong môi trường như: CaCO3, Ca3(PO4)2 tạo thành sulfat cung cấp cho nhu cầu cần thiết của thực vật.
CaCO3 + H2SO4 ` CaSO4 + H2CO3 CO2 + H2O
Ca3(PO4)2 + H2SO4 2CaHPO4 + CaSO4 Vi khuẩn sulfat hoá có hai giống:
- Sulfomonas: có tiên mao dài ở đầu
- Thiobacterium: có tiên mao mọc khắp cơ thể
Quá trình sulfat hoá ảnh hưởng rất lớn tới sản phẩm nông nghiệp vì sulfat tạo thành cung cấp cây trồng, H2SO4 tạo thành có tác dụng hoà tan một số chất khó tan.
b. Vi khuẩn phản sulfat hoá
Là những vi khuẩn có khả năng khử sulfat thành H2S gọi là quá trình phản sulfat hoá.
Đại diện cho vi khuẩn phản sulfat hoá là: Spirillium desulfuricans. Quá trình phản sulfat xảy ra gần tương tự quá trình phản nitrat hoá. Quá trình phản sulfat hoá xảy ra như sau:
Như vậy ta thấy, oxy trong SO-- tách dần hoá hợp với hydro tạo thành H2O, còn lưu huỳnh khác nitơ vì không có trạng thái tự do mà nó kết hợp với H+ để tạo thành H2S.
Quá trình phản sulfat hoá gặp nhiều trong tự nhiên. H2S là chất độc, nồng độ H2S trong ao quá lớn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cá. Nên khi thấy cá nổi đầu hoặc sống một cách thoi thóp ta phải kiểm nghiệm nồng độ H2S để có phương pháp phòng trừ tốt nhất là tạo điều kiện môi trường phù hợp cho vi khuẩn sulfat hoá hoạt động tốt, chúng sẽ oxy hoá H2S thành sulfat cung cấp cho thuỷ sinh vật.