CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 58 - 60)

2.1. Chuẩn bị nội dung

2.1.1. Làm tiêu bản tươi

* Phương pháp làm tiêu bản soi tươi (giọt ép)

- Dùng phiến kính sạch đã tẩy mỡ, rỏ lên phiến kính một giọt canh khuẩn hay dung dịch bệnh phẩm hoặc nước cất vô trùng rồi lấy vi sinh vật đã được nuôi cấy hòa tan vào giọt nước trên phiến kính

- Đậy lamelle (lá kính) lên, quan sát kính hiển vi quang học.

Sau khi làm tiêu bản soi tươi, quan sát kính hiển vi quang học có thể biết được hình thái, kích thước, tính chất di động của vi khuẩn, nó cho phép bước đầu phân biệt, nhận dạng được hình thái của vi khuẩn.

b. Làm tiêu bản vết bôi: (là loại tiêu bản khô):

- Dùng phiến kính sạch đã tẩy mỡ, rỏ lên phiến kính một giọt canh khuẩn hay dung dịch bệnh phẩm hoặc nước cất vô trùng rồi lấy vi sinh vật đã được nuôi cấy hòa tan vào giọt nước trên phiến kính

- Dùng que cấy dàn đều giọt nước chứa vi khuẩn trên phiến kính, để khô tự nhiên

- Phương pháp làm tiêu bản nhuộm và soi kính hiển vi quang học

Khi quan sát mẫu vật qua kính hiển vi quang học, phần lớn cơ cấu bên trong của vi sinh vật có chiết suất gần bằng nhau cho nên rất khó phân biệt được. Để có thể quan sát dễ dàng hơn chúng ta phải nhuộm màu tiêu bản.

Nhuộm vi khuẩn quan sát dưới kính hiển vi quang học là phương pháp không thể thiếu được trong quá trình xét nghiệm vi khuẩn.

Phần lớn màu nhuộm trong vi sinh vật là các muối và được phân làm hai nhóm: nhóm màu acid gồm các muối mà ion mang màu là anion (mang điện tích -), và các nhóm base có ion mang màu là các cation (mang điện tích dương). Ví dụ: sodium+ (có tính base), eosinate-(có tính acid).

Màu acid vì nó mang màu hợp với một base (NaOH) để cho ra muối màu. Còn màu base vì ion mang màu có tác dụng như một base, phối hợp với một acid (HCl) cho ra muối màu.

Một cách tổng quát, màu acid phối hợp chặt với thành phần của tế bào chất của tế bào còn màu base phối hợp (ăn màu) với thành phần của nhân tế bào (có tính acid).

Một số màu thuốc nhuộm chỉ bao phủ mặt ngoài mẫu vật, được nhuộm do quá trình hấp thu hoặc nó tan hay kết tủa chung quanh vật được nhuộm.

Nhuộm đơn: là phương pháp nhuộm màu chỉ sử dụng một loại thuốc nhuộm, các loại thuốc nhuộm thường dùng là methylene blue, crystal violet, fuchsin, với nấm thường dùng dung dịch Lactophenol cotton blue (nấm bắt màu xanh).

2.2. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu

Giáo viên phân công và cùng sinh viên chuẩn bị các vật liệu a. Dụng cụ

Kính hiển vi, đèn cồn, cốc đong, que cấy, pipet, Lamen, lam kính,... b. Vật liệu

Nước cất, khăn lau, giấy lau, dung dịch nuôi cấy có chứa vi sinh vật. Thuoccs nhuộm...

Một phần của tài liệu Giáo trình môn học ứng dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản (nghề nuôi trồng thủy sản) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)