Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế tại có kiến thức đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật điều đạt trên 80%, điều đó cho thấy, NVYT tại phòng mỗ có kiến thức và thực hành khá đầy đủ, trong đó, tỷ lệ NVYT biết qui trình thực hiện bảng kiểm ATPT và hỏi bệnh nhân tên/tuổi/phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), Xác nhận trước gây mê với PTV và phụ mổ chiếm 98,91% và thời điểm trước khi rời phòng mổ BS phẫu thuật, BS gây mê, ĐD phòng mổ điểm lại các vấn đề chính trong chăm sóc sau mổ cho NB chiếm thấp nhất 80,43%, cụ thể qua bảng 3.2.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu như: Tác giả Lương Thị Thoa, Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Quang Dũng, Đặng Hoàng Nga (2018): Có 92% nhân viên y tế có kiến thức đúng về qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật; 20% người bệnh không được đánh dấu và chuẩn bị vùng phẫu thuật. Kiểm tra thuốc và thiết bị gây mê trước phẫu thuật đạt > 98,5%. Trước khi gây mê, người bệnh được khai thác kỹ về tiền sử bệnh, dị ứng các nguy cơ có liên quan là 100%. Các thành viên trong kíp phẫu thuật chưa hoàn thành việc giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình trước khi phẫu thuật là 4%. Các thông tin người bệnh được xác nhận là 98% [5].
4.2.3. Tỷ lệ nhân viên y tế có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật
Tỷ lệ nhân viên y tế có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật tại thời điểm tiền mê: Số người bệnh đã được định danh đúng, xác định phương pháp phẫu thuật và có biên bản đồng ý phẫu thuật đạt 97,83%. Có 98,1% người bệnh được đánh dấu và chuẩn bị vùng phẫu thuật. Nguyên nhân do vùng phẫu thuật nằm bên trong các khoang tự nhiên không thể đánh dấu trước khi phẫu thuật. Công tác chuẩn bị thuốc và thiết bị
trước khi gây mê đạt tiêu chuẩn là 99%. Chỉ có những trường hợp chiếm tỷ lệ thấp là các trường hợp mổ cấp cứu khẩn cấp do vậy sự chuẩn bị chưa đầy đủ, tuy nhiên trên thực tế ê kíp phẫu thuật đã phân công cụ thể để vừa làm vừa chuẩn bị kịp thời phẫu thuật cấp cứu người bệnh an toàn. Việc gắn thiết bị theo dõi SPO2 được thực hiện đầy đủ chiếm 98,5%. Chỉ có 15 trường hợp SPO2 nhiễu do đầu nối tiếp xúc vì vậy kíp phẫu thuật đã bố trí thêm 1 Monitor theo dõi riêng độ bão hòa oxy. Qua đánh giá kết quả người bệnh được khai thác kỹ về tiền sử bệnh, các nguy cơ có liên quan như nguy cơ suy hô hấp, mất máu trên 500ml ở người lớn, 7ml/kg ở trẻ em. Nhằm chuẩn bị tối đa thuốc và các phương tiện hồi sức khi cần thiết.
Tỷ lệ nhân viên y tế có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật tại thời điểm trước khi rạch da: Các thành viên trong kíp phẫu thuật chưa hoàn thành việc giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình trước khi phẫu thuật chiếm tỷ lệ 4%. Trong đó có tại các ca phẫu thuật tối cấp cứu nên các thành viên trong kíp phẫu thuật đã bỏ qua phần này. Các thông tin người bệnh được xác nhận chiếm tỷ lệ 100% dựa vào bệnh án, thẻ định danh người bệnh phẫu thuật và vòng đeo tay nhận dạng người bệnh. Tuy nhiên việc dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật tùy thuộc vào tính chất người bệnh của từng khoa chiếm tỷ lệ 78%. Việc áp dụng kháng sinh dự phòng là chiếm tỷ lệ 79%. Tuy nhiên tại khoa Ung bướu thì không áp dụng kháng sinh dự phòng do người bệnh đã dùng kháng sinh những ngày trước phẫu thuật.
Qua thăm khám đánh giá người bệnh trước phẫu thuật, phẫu thuật viên tiên lượng được những bất thường có thể sẩy ra chiếm tỷ lệ 96,6%. Còn 4,9% chưa tiên lượng được thời gian phẫu thuật, 3,7% ca không tiên lượng được mất máu. Do phẫu thuật cấp cứu phức tạp phải thăm dò. Dự kiến của bác sĩ gây mê và điều dưỡng về tình trạng người bệnh, tình trạng vô khuẩn của thiết bị và dụng cụ, kiểm đếm gạc và dụng cụ đạt 100%.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu như: Tác giả Lương Thị Thoa, Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Quang Dũng, Đặng Hoàng Nga (2018): Có 20% người bệnh không được đánh dấu và chuẩn bị vùng phẫu thuật. Kiểm tra thuốc và thiết bị gây mê trước phẫu thuật đạt > 98,5%. Trước khi gây mê, người bệnh được khai thác kỹ về tiền sử bệnh, dị ứng các nguy cơ có liên quan là 100%. Các thành viên trong kíp phẫu thuật chưa hoàn thành việc giới thiệu tên và nhiệm vụ của mình trước khi phẫu thuật là 4%. Các thông tin người bệnh được xác nhận là 98%. Việc dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật là 79%. Trước phẫu thuật, phẫu thuật viên tiên lượng được những bất thường có thể xảy ra là 96,6%. Có 49 ca chưa tiên lượng được thời gian phẫu thuật, 37 ca không tiên lượng được mất máu. Có 96,63% số ca phẫu thuật được bác sỹ gây mê lưu ý trước khi rạch da.
Tỷ lệ nhân viên y tế có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật tại thời điểm trước khi rời phòng phẫu thuật: Việc ghi chép phương pháp phẫu thuật, phương pháp vô cảm được thực hiện đầy đủ chiếm 100%. 100% số ca sau phẫu thuật đã được điều dưỡng kiểm tra đầy đủ kim tiêm, gạc, metche, dụng cụ phẫu thuật, không có trường hợp nào bị sót gạc hay dụng cụ phẫu thuật. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Viết Thanh và Cộng sự [3]. Việc đọc to nhãn bệnh phẩm cùng tên người bệnh chiếm 71%. Còn 59% không thực hiện do tính chất của phẫu thuật không cần lấy bệnh phẩm gửi đi làm xét nghiệm. Trong khi phẫu thuật có 4% số ca có vấn đề về dụng cụ và thiết bị cần giải quyết do hỏng dụng cụ hoặc lỗi dao điện. Vì vậy cần phải có kế hoạch bảo dưỡng các dụng cụ và trang thiết bị để đảm bảo cho các ca phẫu thuật được thực hiện nhanh chóng và an toàn.
Tỷ lệ NVYT biết qui trình thực hiện bảng kiểm ATPT và hỏi bệnh nhân tên/tuổi/phẫu thuật chiếm tỷ lệ cao nhất 100%, thời điểm trước khi rời phòng mổ BS phẫu thuật, BS gây mê, ĐD phòng mổ điểm lại các vấn đề chính trong chăm sóc sau mổ cho NB chiếm thấp nhất 80,43%. Có 5,1% sau phẫu thuật các phẫu thuật viên không có lưu ý gì cho phòng hồi tỉnh. Nguyên nhân do các ca phẫu
thuật này là phẫu thuật loại 3, phương pháp trừ đau là gây tê vùng. không có gì đặc biệt cần lưu ý và không cần chuyển về phòng hồi tỉnh.
Tỷ lệ NVYT có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT thời điểm tiền mê, về vị trí phẫu thuật đã được đánh dấu chiếm tỷ lệ cao nhất 98,91%, tiếp đến là NB đã xác nhận nhận dạng, vùng mổ, phương pháp phẫu thuật và đồng ý chưa chiếm 78,26% và NB có nguy cơ mất máu hơn 500ml (7ml/kg ở trẻ em) chiếm tỷ lệ thấp nhất 78,26%.
BS phẫu thuật, BS gây mê, ĐD phòng mổ xác nhận bằng lời nói về đúng phương pháp phẫu thuật đạt tỷ lệ cao nhất (100%) và kháng sinh dự phòng được cho trong vòng 60 phút trước khi mổ chiếm thấp nhất 93,48%.
Tỷ lệ NVYT có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT tại thời điểm trước khi NB rời phòng phẫu thuật, ĐD xác nhận bằng lời với ê-kíp mổ, đọc lại phương pháp phẫu thuật đã thực hiện và ghi lại chiếm cao nhất 97,83% và thấp nhất là dán nhãn bệnh phẩm chiếm tỷ lệ thấp nhất 89,13%.
Kết quả cho thấy NVYT có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT: Có 100% BN được đối chiếu xác nhận tên tuổi với thẻ BN, 100% xác nhận chính xác vị trí mổ, phương pháp mổ, giấy cam đoan mổ. Theo phân tích của Hiệp hội quốc tế Joint Commission thì nhầm BN, nhầm vị trí hay nhầm bên phẫu thuật thường xảy ra khi có áp lực về thời gian bắt đầu hay kết thúc ca mổ, thiếu sự trao đổi thông tin về BN giữa phẫu thuật viên và các thành viên khác trong kíp mổ, có cùng lúc nhiều phẫu thuật viên cùng tham gia 1 ca mổ hoặc nhiều phẫu thuật khác nhau trên cùng một BN [7]. Theo tổ chức y tế thế giới bảng kiểm an toàn phẫu thuật rất có giá trị trong việc kiểm định lại thông tin người bệnh trước khi gây mê, trước khi rạch da và trước khi chuyển BN ra khỏi phòng mổ cho phẫu thuật viên và các thành viên trong kíp mổ [8].
Chính nhờ các thủ tục chặt chẽ nên không có trường hợp nào bị nhầm lẫn tên tuổi, vị trí mổ hay phương pháp mổ. Có đủ thủ tục chiếm tỷ lệ 99%, kháng
sinh dự phòng chiếm tỷ lệ 43% do chúng tôi chỉ sử dụng kháng sinh dự phòng cho trường hợp mổ sạch và sạch nhiễm. Các trường hợp khác chuyển sang dùng kháng sinh điều trị. Có 91% BN được đánh vết mổ và băng vô trùng vết mổ, các trường hợp khác chủ yếu do mổ cấp cứu và có nhiễm khuẩn trước mổ. Có 04 trường hợp có răng giả tháo lắp được nhưng bị bỏ sót chưa tháo bỏ trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật. Các BN này đã được phát hiện có răng giả và tháo bỏ khi nhân viên khoa GMHS kiểm soát lại người bệnh trước phẫu thuật. Việc sót răng giả dễ xảy ra nguy hiểm trong khi gây mê hay tiến hành các thủ thuật đặt nội khí quản. Đã có nhiều sự cố BN bị trôi răng giả vào thực quản , dạ dầy thậm chí vào phế quản. Khi BN được gây mê phẫu thuật, các phản xạ hầu họng mất hoàn toàn, thuốc giãn cơ làm cho cơ trơn và cơ thắt tâm vị giãn ra rất dễ tạo điều kiện cho các dị vật trôi vào thực quản hay khí quản. Máu là hết sức quan trọng và mang tính sống còn, nếu BN nhận nhầm nhóm mu, ngay lập tức phản ứng tan máu cấp tính có thể xảy ra là đe dọa tính mạng người bệnh. Một số trường hợp cấp cứu khẩn cấp trên bàn mổ do mất máu nhiều, lượng máu cần truyền khối lượng lớn trong thời gian ngắn nên rất dễ xảy ra sai sót. Việc xác định lại nhóm máu cần phải tổ chức tốt và chặt chẽ vừa đảm bảo an toàn lại tránh kéo dài thời gian, trong trường hợp này cần huy động thêm nhân lực và có người chỉ huy giám sát từng bộ phận. Phẫu thuật là một khâu trong cả quá trình điều trị, các bước điều trị tiếp sau phẫu thuật của nhiều BN phụ thuộc vào kết quả làm giải phẫu bệnh, số lượng người bệnh có bệnh phẩm làm giải phẫu bệnh rất cao chiếm tỷ l ệ 79%. Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm giải phẫu bệnh nên 100% bệnh phẩm được ghi tên dán nhãn và bảo quản đúng qui trình. Không có trường hợp nào bị mất, bị hỏng hay nhầm lẫn bệnh phẩm xảy ra.
4.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chưa tuân thủ đúng qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật
4.3.1. Yếu tố ảnh hưởng đến việc nhân viên y tế có kiến thức chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật
Qua khảo sát thấy, yếu tố đặc điểm chung của NVYT có ảnh hưởng đến kiến thức chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT, về trình độ chuyên môn là Điều dưỡng, trình độ học vấn là Trung cấp và thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm đa số, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kế với p < 0,05, tại phòng mỗ hiện nay điều dưỡng trung cấp chiếm đa số và thăm niên công tác dưới 5 năm nên cần quan tâm nhiều hơn về mảng đào tạo và tập huấn, đặc biệt tập huấn về qui trình thực hiện theo bảng kiểm ATPT cho nhóm đối tượng này. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Viết Thanh và Cộng sự [3].
4.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc nhân viên y tế có thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật
Yếu tố đặc điểm chung của NVYT có ảnh hưởng đến thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT, về trình độ chuyên môn là Điều dưỡng, trình độ học vấn là Trung cấp và thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm đa số, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, qua kết quả khảo sát thấy, kiến thức về qui trình an toàn trong phẫu thuật của nhóm đối tượng này chưa cao nên ảnh hưởng nhiều đến thái độ thực hành đúng qui trình ATPT là điều khá hợp lý, nên khoa và bệnh viện cần có phương án kịp thời can thiệp cũng như hỗ trợ hợp lý để tránh sai sót và tránh trường hợp sảy ra sự cố y khoa.
3.3.2. Yếu tố kiến thức ảnh hưởng đến nhân viên y tế có thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật
Yếu tố kiến thức có ảnh hưởng đến thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật, trong đó, biết qui trình thực hiện bảng kiểm ATPT, xác nhận trước gây mê với PTV và phụ mổ, biết kháng sinh dự
phòng được cho trong vòng 60 phút trước khi mổ và biết có nên đọc lại phương pháp phẫu thuật đã thực hiện và ghi lại, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kế với p < 0,05, vì nhóm đối tượng là điều dưỡng trung cấp ở kết quả khảo sát trên có tỷ lệ kiến thức chưa đúng về thực hiện qui trình ATPT còn khá cao, nên trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng nhóm kiến thức cũng ảnh hưởng có ý nghĩa với thái độ thực hành việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật, trong đó, biết qui trình thực hiện bảng kiểm ATPT.
Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu như: Tác giả Lương Thị Thoa, Nguyễn Thị Lan Phương, Đặng Quang Dũng, Đặng Hoàng Nga (2018): Yếu tố kiến thức có ảnh hưởng đến thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật, trong đó, biết qui trình thực hiện bảng kiểm ATPT, xác nhận trước gây mê với PTV và phụ mổ, biết kháng sinh dự phòng được cho trong vòng 60 phút trước khi mổ và biết có nên đọc lại phương pháp phẫu thuật đã thực hiện và ghi lại đạt trên 80%, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kế với p < 0,05.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu “Đánh giá kiến thức, thái độ thực hành của nhân viên
y tế tại phòng mổ thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật” trên 92 nhân viên y tế với 2 mục
tiêu cụ thể sau: Xác định tỷ lệ nhân viên y tế tại phòng mổ thuộc Bênh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang có kiến thức, thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhân viên y tế có kiến thức, thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát an toàn phẫu thuật, chúng tôi có những kết luận như sau:
1. Tỷ lệ NVYT tại phòng mổ thuộc Bênh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang có kiến thức đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT chiếm 80,43%. Tỷ lệ NVYT có thái độ thực hành đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT chiếm 78,26%.
2. Đặc điểm chung của NVYT có ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT, trong đó:
Yếu tố đặc điểm chung của NVYT ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ thực hành chưa đúng trong việc tuân thủ qui trình kiểm soát ATPT: Trình độ chuyên môn là Điều dưỡng, trình độ học vấn là Trung cấp và thâm niên công tác dưới 5 năm, sự ảnh hưởng này có ý nghĩa thống kế với p < 0,05.