NGUYÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT NẤM MEN BÁNH MÌ : 1 Nước : [5]

Một phần của tài liệu Các phương pháp tạo giống lên men truyền thống pot (Trang 27 - 30)

4.3.1. Nước : [5]

Nứơc được coi là nguyên liệu chính trong sản xuất vì đây là công nghệ lên men chìm hiếu khí. Nước sử dụng trong sản xuất nấm men bánh mì là nước sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp sử dụng nước giếng hoặc nước bề mặt khác, phải xử lý để đạt chất lượng nước dùng cho sinh hoạt Yêu cầu của nước :

- Có độ cứng từ 4 – 8o (1o độ cứng ≈ 10mg CaO/lít). - Không màu, không mùi, không vị.

- Các chất sau không được quá mức cho phép (mg/l) : Cl- < 0,5 ; SO42- < 80 ; As < 0,05 ; Zn < 5 ; Cu < 3 ; FeO < 3.

4.3.2. Nguồn Hydratcacbon : [5]

Hydratcacbon sử dụng trong sản xuất nấm men bánh mì là đường có trong rỉ đường (mật rỉ). Như vậy rỉ đường là nguyên liệu chính thứ hai dùng trong sản xuất nấm men bánh mì. Rỉ đường có hai loại : rỉ đường từ quá trình sản xuất đường từ mía và từ củ cải đường.

Rỉ đường từ hai nguồn nguyên liệu khác nhau này có nhiều đặc điểm vật lý và hoá học giống nhau. Tuy nhiên, giữa 2 loại nguyên liệu này có một số chất có thành phần khác nhau.

Bảng 3 : Thành phần hoá học của 2 loại rỉ đường [5] Hàm lượng rỉ đường Thành phần Đơn vị tính

Củ cải Đường mía

Đường tổng số % 48 - 52 48 – 56 Chất hữu cơ khác % 12 - 17 9 – 12 Protein % 6 - 10 2 – 4 K % 2 - 7 1,5 – 5 Ca % 0,1 – 0,5 0,4 – 0,8 Mg % 0,09 0,06 P % 0,02 – 0,07 0,6 – 2 Biotin (vitamin H) mg/kg 0,02 – 0,15 1 – 3 Acid pantothenic mg/kg 50 - 110 15 - 55 Inositol mg/kg 5000 - 8000 2500 – 6000 Thiamin mg/kg 1,3 1,8

Những đặc tính quan trọng của rỉ đường phù hợp với quá trình lên men : - Chứa hàm lượng đường cao.

- Ngoài đường Saccharose còn chứa nhiều chất hữu cơ, vô cơ, các chất thuộc vitamin và các chất điều hoà sinh trưởng. Trong đó có vitamin H (Biotin) là chất kích thích sinh

Biotin cao hơn rỉ đường từ củ cải đường. Chính vì thế, ở nhiều nước không có mía, người ta phải nhập rỉ đường từ mía về trộn chung với rỉ đường từ củ cải đường để đảm bảo hàm lượng Biotin cho nấm men phát triển.

Tuy nhiên rỉ đường cũng có những đặc điểm không phù hợp với quá trình lên men. Muốn sử dụng chúng cho quá trình lên men, ta phải tiến hành một số quá trình xử lý. Các đặc điểm ảnh hưởng quá trình lên men là :

- Rỉ đường thường có màu nâu sẫm, được tạo ra trong quá trình chế biến đường. Màu này rất khó bị phá hủy trong quá trình lên men. Sau khi lên men, chúng sẽ bám vào sinh khối nấm men và tạo cho nấm men có màu vàng sẫm. Màu này không phải màu tự nhiên của nấm men và việc tách màu ra khỏi sinh khối rất tốn kém và khó khăn. Các chất màu này bao gồm các hợp chất caramen, phức chất của phenol – Fe+2, Melanoidin, Melanin.

- Hàm lượng đường khá cao, nên khi tiến hành lên men phải pha loãng tới nồng độ thích hợp cho sự phát triển của nấm men.

- Hệ keo trong rỉ đường có ảnh hưởng xấu đến quá trình lên men. Hệ keo trong rỉ đường hình thành bởi protein và pectin. Hệ keo này tạo ra độ nhớt cao làm giảm khả năng hoà tan của Oxy, làm cản trở quá trình trao đổi chất của tế bào nấm men. Nếu hệ keo không được phá sẽ gây thoái hoá tế bào, dẫn đến hiệu suất thu nhận sinh khối nấm men thấp.

- Rỉ đường là chất dinh dưỡng khá lý tưởng nên rất dễ bị nhiễm vi sinh vật lạ. Do đó chất lượng của rỉ đường cũng dễ bị thay đổi theo thời gian bảo quản.

4.3.3. Nguồn Phospho và Nitơ :[5]

Trong sản xuất nấm men bánh mì, ngừơi ta thường sử dụng Urea như nguồn nitơ và diamonphotphat (DAP) như nguồn chứa nitơ và photpho. Ngoài ra, có nhiều hợp chất vô cơ khác của photpho và nitơ có thể dùng để nuôi nấm men như (NH4)2SO4, NH4OH, H3PO4, Ca(H2PO4)2, nhưng 2 nguồn trên được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, dễ mua và rẻ. Lượng DAP sử dụng từ 0,15 – 0,3%.

4.3.4. Nguồn Kali và Magiê :[5]

Trong sản xuất nấm men, người ta dùng K2CO3 và KCl làm nguồn cung cấp Kali và MgSO4.7H2O, hay MgCl2 làm nguồn cung cấp magiê.

4.3.5. Không khí :[5]

Quá trình lên men tạo sinh khối nấm men là quá trình lên men hiếu khí nên cần phải sục không khí vào dịch lên men. Không khí sử dụng có thể có lẫn các vi sinh vật lạ gây hại cho quá trình lên men, do đó không khí cần được qua thiết bị lọc trước khi vào thiết bị lên men.

Ngoài ra người ta còn dùng dầu phá bọt, có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt dung dịch, áp suất khí CO2 làm vỡ tung bọt thoát ra ngoài. Có thể dùng acid oleic hay dầu lạc, dầu cám, dầu thầu dầu, nồng độ từ 0,005 – 0,01% so với dung dịch cần phá bọt.[6]

Một phần của tài liệu Các phương pháp tạo giống lên men truyền thống pot (Trang 27 - 30)