VAØI NÉT LỊCH SỬ VỀ NẤM MEN BÁNH MÌ :[5]

Một phần của tài liệu Các phương pháp tạo giống lên men truyền thống pot (Trang 25 - 26)

Nấm men sử dụng trong sản xuất bánh mì là nấm men Saccharomyces cerevisiae.

Loài người sử dụng nấm men để làm nở bánh mì từ trước khi biết được hình thái, cấu tạo và đặc tính sinh lý, sinh hoá của chúng.

Lúc đầu, những người Châu Aâu để bột mì lên men tự nhiên và làm bánh. Người ta thấy nếu để bột lên men tự nhiên thì khối lượng bột sẽ nhiều hơn và khi nướng bánh sẽ có mùi thơm và vị chua hấp dẫn, nhưng người ta không biết tại sao lại thế. Sau đó, vào thế lỷ 17 người Châu Aâu bắt đầu không cho bột mì lên men tự nhiên nữa, mà sử dụng nấm men bia để nhào bột. Kết quả của việc làm này là khối bột nở đều hơn, bánh thơm hơn, đặc biệt là không chua như cho ủ tự nhiên.

Năm 1850 bắt đầu giai đoạn rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ sản xuất nấm men bánh mì. Người Châu Aâu đã biết sản xuất sinh khối nấm men bánh mì dạng nhão (dạng paste). Lúc đầu họ lấy cặn nấm men từ quá trình sản xuất rượu, chuyển cặn men này sang thùng đựng nấm men, rửa sạch nấm men bằng nứơc lạnh và đưa vào máy ép vít.

Năm 1878, L. Pasteur nghiên cứu ảnh hưởng của Oxy đến sự phát triển của nấm men. Kết quả cho thấy khi có mặt Oxy hiệu suất thu nhận nấm men rất cao. Khó khăn nhất trong việc cung cấp Oxy cho quá trình lên men ở giai đoạn này là người Châu Aâu sử dụng môi trường nhão, do đó Oxy rất khó phân tán đều vào khối nhão này.

Năm 1886, người Châu Âu bắt đầu thay đổi môi trường. Người ta không dùng môi trường nhão nữa mà sử dụng dung dịch nước đường. Bột lúa mì hay đại mạch được thủy phân thành đường, sau đó người ta dùng nước đường này để sản xuất nấm men. Năm 1900, người ta sử dụng máy ly tâm tốc độ cao để tách nước ra khỏi nấm men và phương pháp nuối cấy nấm men được hoàn thiện dần.

Sau đó, người ta thay bột thủy phân bằng mật rỉ hoặc phế liệu nhà máy đường, nhà máy bánh kẹo. Lượng đường dùng để lên men cũng giảm dần, lưu lượng khí được tăng lên để tăng khả năng hô hấp của nấm men. Năm 1916, xuất hiện nhàmáy đầu tiên thực hiện những cải tiến này. Năm 1940 nhà máy men bánh mì lớn nhất Châu Âu với công suất 16500 tấn / năm được xây dựng ở Moscow. Từ đó đến nay, hầu như nước Châu Âu nào cũng có hàng chục nhàmáy lớn, nhỏ sản xuất nấm men bánh mì.

Một phần của tài liệu Các phương pháp tạo giống lên men truyền thống pot (Trang 25 - 26)