Kiểm tra cơ thể ĐVTS

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh động vật thúy sản (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 30 - 31)

2.1 Kiểm tra bằng mắt thường: + Kiểm tra trên da, vỏ

Màu sắc của da cũng phản ảnh mức độ về sức khỏe của vật nuôi. Khi màu sắc bình thường của vật nuôi biến mất, thay vào đó lại là những màu bất thường như: hồng đỏ, nhợt nhạt, đen hơn, xanh lơ...là các dấu hiệu cho thấy sức khỏe tôm cá nuôi không bình thường, đã bị nhiễm tác nhân sinh vật hay một số yếu tố môi trường đã thay đổi bất lợi cho vật nuôi.

Khi mang và thân của tôm sú (Penaeus monodon) đột ngột chuyển sang màu hồng đỏ, có thể hàm lượng NH3 hay pH trong nước vượt mức cho phép, cũng có thể tôm bị sốc bởi sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh là sinh vật khác như vi khuẩn, virus.

Khi cơ thể tôm sú, trong ao nuôi thương phẩm, chuyển sang màu xanh đen kèm theo hiện tượng còi cọc, có liên quan tới sự cảm nhiễm virus MBV cao trong mô gan tụy của tôm.

Khi cá nuôi xuất hiện các vệt trắng nhợt trên thân, tại đó vẩy bị bong ra, mô dưới vẩy hơi sưng, kèm theo các vây cá bị ăn mòn, xơ xác, cho thấy sự cảm nhiễm của vi khuẩn sợi Flexibacter spp

Với cá:quan sát từ đầu đến miệng, mắt, nắp mang, vẩy, vây, tia vây có các tác nhân gây bệnh: nấm thủy my, rận cá, trùng mỏ neo, đỉa, giun, bào nang của ký sinh đơn bào (Myxobolus) hoặc những dấu hiệu bất thường do rirus, vi khuẩn như: xuất huyết, đốm đỏ, lở loét. Với tôm có sinh vật bám trên vỏ, trên các phần phụ: râu, chân, đuôi, sự ăn mòn, đen râu, vỏ và phần phụ.

Căn cứ vào sự đầy đủ hay không đầy đủ của các bộ phận cơ thể, bình thường hay không bình thườngvề hình dạng của cơ thể

Có nhiều ví dụ để chứng minh hiện tượng bất thường về hình dạng và sự không đầy đủ các bộ phận của cơ thể: Giáp xác nuôi có vỏ kitin mềm, bị mòn cụt các phần phụ: chân bò, chân bơi, râu, telsson...; cá bị mòn cụt hay sơ các vây, dị hình cột sống gây ưỡn lưng, cong thân, mắt cá bị lồi, bụng cá phình to hay hóp lại...

+ Kiểm tra mang

Mang của động vật thủy sản là một căn cứ để xác định sức khỏe của động vật thủy sản. Mang giáp các thường lành lặn và có màu trằng ngà, còn mang của cá thường có màu đỏ tươi khi khỏe mạnh. Do vậy, mọi sự bất thường về hình dạng, màu sắc của mang đều chứng tỏ sự bất thường về sức khỏe của vật nuôi hoặc môi trường ao nuôi:

Mang của tôm, cua chuyển sang màu hồng, vàng, nâu hoặc đen nguyên vẹn hoặc rách nát đều chứng tỏ sức khỏe giáp xác nuôi đã không tốt hay đã bị bệnh:

31

Khi mang giáp xác có màu hồng thường có liên quan tới DO thấp, NH3 cao, khi có màu đen có thể do nấm ký sinh, do thiếu vitaminC, do lượng chất hữu cơ ở đáy ao cao, khi mang có màu vàng có thể do vật chất hữu cơ lơ lửng cao (tảo tàn đồng loạt- nước mất màu) hay do ao nuôi có hiện tượng xì phèn...

Ở cá kiểm tra các tơ mang và nắp mang có đóng mở lại bình thường, trên tơ mang có nhiều nhớt hay không, dính bùn và ký sinh trùng, giáp xác, sán đơn chủ ký sinh. Đối với tôm có Isopoda ký sinh trong mang.

+ Kiểm tra nội tạng:

Kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hóa, dạ dày, ruột có thức ăn không, có hơi không, trên thành có xuất huyết không, giun sán ký sinh trong dạ dày ruột. Kiểm tra cơ quan khác, gan, thận, lá lách, bóng hơi có các bào nang của giun sán, điểm xuất huyết của bệnh vi khuẩn. Tôm kiểm tra gan, tụy, màu sắc,...

2.2 Kiểm tra cơ thể ĐVTS bằng kính hiển vi:

Kiểm tra các ch bị bệnh mà mắt thường không kiểm tra được + Với cá: soi kính hiển vi kiểm tra KST đơn bào, giun sán nhỏ.

+ Với tôm: soi kính hiển vi kiểm tra KST đơn bào, giun sán nhỏ, nhuộm tươi gan tụy bằng Malachite green để kiểm tra thể ẩn bệnh MBV (Monodon baculovirus).

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh động vật thúy sản (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 30 - 31)