Thu mẫu cố định, phân lập trùng bệnh

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh động vật thúy sản (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 31 - 34)

Có nhiều bệnh chúng ta không thể phân tích ngay tại hiện trường, mà phải cố định mang về phòng thí nghiệm.

- Phân tích mô bệnh học

- Thu mẫu vi khuẩn, nấm để nuôi cấy theo d i, phân lập

32

Bài 4: Bệnh do ký sinh trùng ở động vật thủy sản

Giới thiệu: Ký sinh trùng là một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm và

thường gặp trên ĐVTS. Tìm hiểu về bệnh này sẽ hạn chế sự thiệt hại cho ĐVTS nuôi

Mục tiêu: Nhận biết các tác nhân, dấu hiệu bệnh lý, phân bố và lan truyền của

một số bệnh do ký sinh trùng trên động vật thuỷ sản. Thực hiện được kỹ năng chẩn đoán bệnh và các biện pháp xử lý và trị bệnh do ký sinh trùng gây ra trên ĐVTS.

Nội dung

1.Bệnh do ngành trùng thích bào tử

1.1 Tác nhân gây bệnh.

Gây bệnh ở cá là các loài thuộc giống bảo tử sợi Myxobolus Biitschli,1882, họ Myxobolidae Thelohan, 1892. Ngoài những đặc điểm chung của trùng bào tử sợi như đã mô tả ở trên, Myxobolus có đặc điểm riêng là phía trước bào tử có 2 cực nang, thường các loài có 2 cực nang bằng nhau (Myxobolus koi, M.artus, M.seminiformis), một số ít loài có 1 cực nang bị thoái hoá (Myxobolus toyamai).

Trong tế bào chất có một túi thích Iode. Kích thước của từng loài có khác nhau.

Hình 6.12: Sơ đồ cấu tạo của trùng bào tử sợi - Myxosporida (theo

Schulman, 1960): 1- phôi amip; 2- không bào; 3- mỏm giữa cực nang; 4- nhân bào nang; 5- cực nang; 6- vỏ; 7- sợi tơ xoắn; 8- đường nối; 9- trục đường nối; 10-nhân của phôi amip

1.2 Dấu hiệu bệnh lý.

Khi cá mắc bệnh trùng bào tử sợi, cá bơi lội không bình thường, hay quẫy mạnh, dị hình cong đuôi, cá kém ăn rồi chết. Nếu bị bệnh nặng có thể nhìn thấy những bào nang bằng hạt tấm, hạt đậu xanh màu trắng đục bám trên mang cá, có thể làm xương nắp mang không che kín mang. Sự tương phản giữa màu đỏ của mang và màu trắng đục của bào nang nên dễ nhận biết bằng mắt thường, như cá chép giống bị nhiễm Myxobolus koi, M. toyamai làm kênh lắp mang không đóng lại được.

1.3 Phân bố và lan truyền bệnh

Myxobolus spp ký sinh ở hơn 30 loài cá nước ngọt Việt Nam, đã phát hiện được gần 30 loài khác nhau. Bệnh này có thể gặp ở mọi vùng nuôi cá, miền Bắc, Trung, Tây nguyên và Nam bộ. Mức độ cảm nhiễm Myxobolus ở một số loài cá khá cao và đã gây thành bệnh làm cá chết hàng loạt.

1 2 3 4 5 6 7 9 8 10

33

1.4 Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán trùng bào tử sợi Myxobolus và bệnh do Myxobolosis ở cá, có thể lấy nhớt các tổ chức nhiễm bệnh như mang, da, ruột... quan sát dưới kính hiển vi, để nhận biết các bào tử của Myxobolus ở độ phóng đại >400 lần. Để phân loại đến loài, cấn căn cứ vào một số đặc điểm như: Hình dạng, kích thước bào tử, kích thước 2 cực nang, độ dài ngắn của sợi thích ty...

A B C

Hình 6.13: Cá chép bị bệnh bào tử sợi: A- mang cá chứa đầy bào nang; B,C- Cá chép giống bị bệnh bào tử sợi, trên mang có nhiều bào nang

A B

34

F

G

Hình 6.14: Một số loài bào tử sợi ký sinh ở cá: A,J- Myxobolus koi; C- Myxobolus artus; B,E- Myxobolus semiformis; D- Myxobolus toyamai; F,G- Myxobolus minutus;

1.5 Phòng trị bệnh.

Trùng bào tử sợi không chỉ ký sinh ở các cơ quan bên ngoài, mà còn ký sinh ở nhiều cơ quan bên trong, lại có vỏ kitin bảo vệ, nên rất khó bị tiêu diệt. Cho đến nay vẫn chứa có thuốc chữa trị, chủ yếu áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp là chính.: Ao ương cá giống (nhất là cá chép) phải được tẩy bằng vôi nung (CaO) liều cao 14 kg/100 m2, phơi đáy ao từ 3 - 7 ngày để giết các bào tử trong bùn đáy ao, hạn chế khả năng gây bệnh của cá giống. Không thả nuôi cá con đã bị bệnh. Khi bệnh xảy ra cần diệt toàn bộ cá trong ao, giữ nguyên nước ao, dùng vôi nung nồng độ cao để khử trùng

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh động vật thúy sản (ngànhnghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt) (Trang 31 - 34)