Các ước công việc Hướng dẫn thực hiện
Đếm số lượng trưởng thành.
4.5.Tính toán các chỉ tiêu. Áp dụng công thức tínhtoán mật độ sâu, tỷ lệ từng pha
- Hình thức tổ chức: Chia nhóm nhỏ 3 - 5 người thực hiện các công việc điều tra xác định sâu hại, diễn biến sâu hại chủ yếu.
- Kiểm tra đánh giá: Giáo viên quan sát các thao tác các bước thực hiện công việc của từng nhóm học viên báo cáo kết quả thực hành nhóm ghi vào bảng sau, giáo viên nhận xét cho điểm.
Kết quả điều tra diễn biến sâu hại chủ yếu trên vườn mãng cầu
Ngày, tháng, năm:...
Địa điểm điều tra:... Tình hình thời tiết 5 ngày qua:... Tên sâu Giống, địa thế, tuổi cây Tình hình sinh trưởng Mật độ sâu (con/lá) hoặc (con/m2) Tỷ lệ lá bị hại (%) Tỷ lệ diện tích bị hại (%) Tỷ lệ tuổi sâu (%) 1 2 3 4 5
Bước4: Thực hiện phòng trừ sâu hại mãng cầu ta
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp:
+ Làm cỏ, trồng cây phù trợ, bón phân cân đối hợp lý đảm bảo đúng thời gian cách ly.
+ Đốn đúng thời vụ, đúng quy cách
+ Bao quả đúng quy cách, đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV và phân bón. + Phun thuốc hoá học trừ sâu hại chủ yếu.
Căn cứ vào loài sâu hại, mức độ bị hại của sâu (mật độ sâu, tỷ lệ hại), chỉ phun thuốc trừ sâu khi sâu hại chủ yếu đạt tới ngưỡng phòng trừ.
Công việc phun thuốc gồm các bước: Chuẩn bị dụng cụ, trang bị thuốc BVTV. Đọc kỹ nhãn các loại thuốc.
Chọn loại thuốc và pha chế đúng: Chọn thuốc có tính chọn lọc, ít độc hại Pha thuốc đúng nồng độ, liều lượng trên bao bì.
Dùng bình bơm tay hoặc máy phun động cơ để phun.
Thực hiện phun thuốc hóa học (theo nguyên tắc sử dụng thuốc BVTV đúng cách trên đồng ruộng và đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc BVTV).
Vệ sinh dụng cụ sạch sẽ sau phun và đưa về nơi bảo quản theo đúng quy định.
Bước 5:Kiểm tra sau khi phun
Căn cứ vào kết quả điều tra mật độ sâu trước và sau khi phun thuốc BVTV để đánh giá được hiệu quả của thuốc BVTV với loài sâu chủ yếu.
49
C. Ghi nhớ
- Đặc điểm hình thái, triệu chứng gây hại và biện pháp phòng, trừ các loại sâu hại mãng cầu ta.
- Sử dụng thuốc trừ sâu hại mãng cầu ta phải là thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, không sử dụng thuốc trong danh mục cấm sử dụng.
- Phun thuốc trừ dịch hại phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng sử dụng thuốc sâu trên đồng ruộng.
- Chỉ phun thuốc khi sâu hại đạt tới ngưỡng phòng trừ.
- Đảm bảo sản phẩm quả mãng cầu ta an toàn phải tuân theo quy tắc sử dụng thuốc BVTV, đặc biệt chú ý thời gian cách ly với từng loại thuốc.
Bài 2. PHÒNG TRỪBỆNHHẠI TRÊN CÂY MÃNG CẦU TA
Mã ài: MĐ 04-2
Thời gi n: 16 giờ
Mục tiêu
Sau khi học xong bài học này người học có khả năng:
- Trình bày được triệu chứng, tác hại, quy luật phát sinh gây hại của một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây mãng cầu ta.
- Trình bày được phương pháp điều tra bệnh hại mãng cầu ta chủ yếu.
- Phòng, trừ được bệnh hại mãng cầu takịp thời, đúng kỹ thuật.
- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng nguyên tắc sử dụng thuốc trên đồng ruộng, đảm bảo mãng cầu ta sạchan toàn, vệ sinh, tiết kiệm, mãng cầu ta đạt được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đã quy định.
- Rèn luyện tính cẩn thận tỷ mỉ trong công việc, có ý thức trong việc sử dụng thuốc
BVTV trong phòng chống một số loại bệnh hại trên cây mãng cầu ta.
- Có ý thức tiết kiệm, ý thức quản lý bảo vệ dụng cụ và vật tư học tập, ý thức học tập tốt.
A. Nội dung
1. Khái niệm về ệnh hại
Bệnh hại là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây.
Khái niệm về bệnh cây bao hàm cả 2 mặt, một là về mặt sinh thái, nghĩa là sự sinh trưởng, phát triển và sự sống bình thường của bản thân cây trồng bị uy hiếp. Mặt khác về mặt kinh tế, nghĩa là lợi ích kinh tế của con người bị tổn thất.
2. Một số ệnh thường gặp ở cây mãng cầu t 2.1. Bệnh thán thư
50
Bệnh do nấm Colletotrichum gloesporioides gây ra. Bệnh than thư thường gây hại cả trên ngọn, lá, hoa và quả.
2.1.2. Triệu chứng
Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây mãng cầu ta. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả.
- Triệu chứng bệnh trên lá: Trên lá có những đốm màu nâu, Đặc trưng của bệnh là những vòng đen đồng tâm, trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là các ổ bào tử.
Hình 4.87. Bệnh thán thư trên lá mãng cầu ta
Hình 4.88. Bệnh thán thư trên quả mãng cầu ta
- Triệu chứng trên quả: Nấm bệnh xâm nhiễm trên quả thể hiện triệu chứng đầu tiên là những đốm nâu đen trên quả, hơi ướt, sau vết bệnh lan rộng dần và khi bị nặng cả trái bị khô đen và rụng.
Nhiều vết bệnh liên kết nhau làm lá bị cháy khô từng mãng, ranh giới vết bệnh và phần lá còn lại có đường viền màu nâu đậm. Hoa bị bệnh có màu nâu khô, rụng hoa nhiều.
- Triệu chứng trên chồi non:
+ Trên chồi non vết bệnh ban đầu có dạng thấm nước, sau chuyển màu nâu tối. + Trời nắng cả chồi bị chết khô, trời mưa thì bị thối.
51
+ Vết bệnh có thể lây xuống dưới làm khô cành.
Hình 4.89. Bệnh thán thư làm chết khi quả còn non
2.1.3. Điều kiện phát sinh, phát triển
Nấm phát triển ở nhiệt độ thích hợp ở nhiệt độ 23-250C. Nấm tồn tại ở dạng bào tử trên tàn dư cây bị hại và trong đất, sau đó phát tán gây bệnh theo gió. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng, ẩm độ cao, mưa nhiều.
2.1.4. Biện pháp phòng trừ
Không trồng mật độ quá dày. Thường xuyên vệ sinh vườn cấy mãng cầu ta, tạo vườn cây mãng cầu tathông thoáng bằng cách tỉa bỏ những bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.
Bón phân cân đối, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục, tránh bón thừa đạm, ngừng phun phân bón lá khi cây đang bệnh.
Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh vườn, trồng cây mãng cầu ta với mật độ hợp lý tạo thông thoáng cho vườn cây.
Phun ngừa từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch 10 ngày. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:
52
Hình 4.92. Thuốc Daric 300SC Hình 4.93. Thuốc Saaf 75WP
- Carbe-TB 500SC; Glory 50S; Daric 300SC; Saaf 75WP; BL. Kanamin 47WP. - Carbenzim 500FL: Pha 15ml cho 1 bình 8 lít nước.
2.2. Bệnh thối rễ
2.2.1. Tác nhân gây hại
Do nấm gây ra. Bệnh phát sinh quanh năm đặc biệt vào những tháng mưa ẩm.
2.2.2. Triệu chứng
Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.
Hình 4.94. Mãng cầybị bệnh thối rễ
2.2.3.Biện pháp phòng trị
- Không để vườn mãng cầu tabị đọng nước vào mùa mưa.
- Trồng cây đúng kỹ thuật, bón phân cân đối, hợp lý nhằm tạo điều kiện cho cây khỏe chống lại bệnh gây hại
- Hàng năm, bón bổ sung vôi và dùng thuốc Boocdo hoặc các loại thuốc gốc đồng tưới vào gốc 2-3 lần cũng hạn chế được bệnh.
53
- Sau khi đốn tỉa cần bôi vôi vào gốc cây nhằm hạn chế được tác hại của bệnh.
Hình 4.95. Quét vôi gốc mãng cầu ta
Mãng cầu ta được coi là một loại cây ít sâu bệnh nguy hiểm xong nếu trồng tập trung thì vườn cây thường có rất nhiều sâu bệnh hại, ảnh hưởng đáng kể tới năng suất, phẩm chất
quả. Vì vậy cần thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.
2.3. Bệnh lở cổ rễ
2.3.1. Tác nhân gây ệnh
Bệnh lở cổ rễ do nấm gây ra, bệnh thườn gây ra cho cây mãng cầu ta ở giai đoạn vườn ươm hoặc khi cây mãng cầu tacòn non.
2.3.2. Triệu chứng, tác hại
- Thối hạt, thối mầm: Hạt gieo bị thối không mọc được.
Cây mầm đổ non: Cây mầm bị nấm xâm nhiễm phần cổ rễ, cây bị đổ gục từng đám nhỏ sau lan thành mảng lớn trên luống gieo.
Hình 4.96. Triệu chứng cây bịlở cổ rễ
- Cây con chết đứng: Nấm phá hoại trên cổ rễ của cây làm cho cây chết đứng.
54
+ Làm thối hàng loạt hạt giống + Làm chết hàng loạt cây con + Gây tổn thất về kinh tế
Hình 4.97. Cây mãng cầu ta bị bệnh lở cổ rễ
Hình 4.98. Luống mãngcầu ta bị bệnh lở cổ rễ
2.3.3. Biện pháp phòng ệnh, trị ệnh
- Chọn đất vườn ươm tơi xốp, thoát nước, tiêu độc xử lý mầm mống bệnh trong đất (rắc vôi bột, phun thuốc boócđô 1%, ben lát 0,15%) trước khi gieo ươm từ 10 – 15 ngày; Tưới tiêu nước phù hợp, không để đất quá ẩm; Làm cỏ vệ sinh vườn ươm sạch sẽ, thường xuyên phát hiện bệnh để xử lý kịp thời.
- Phun thuốc phòng bệnh theo định kỳ 15 ngày/lần thường dùng thuốc boócđô nồng độ
0,5 –1%, ben lát 0,15% và phun trong 3 tháng đầu (khoảng 1lít/5m2/lần). - Trừ bệnh thối rễ
+ Nhổ cây bị bệnh đem đốt
+ Phun thuốc trừ bệnh định kỳ 7 ngày/lần cho những cây bị bệnh. Dùng thuốc boócđô 1% với liều lượng 1lít/4m2 đồng thời phun phòng cho khu vực xung quanh. Một số thuốc trị bệnh lở cổ rễ Etobon 0.56SL; Aliette 800 WG; Anvil 5SC; Dibazole 5SC, 10SL; Dosay 45 WP.
55
2.4.1. Tác nhân gây hại
Do nấmColletotrichum sp gây ra. Bệnh thường gây hại quanh năm và gây hại nhiều ở mãng cầu tagiai đoạn vườn ươm.
2.4.2.Triệu chứng, tác hại củ ệnh
- Lá bị bệnh xuất hiện các đốm khô mầu nâu hoặc nâu sẫm. Trường hợp nặng vết bệnh rộng ra, đầu lá khô.
- Tác hại: Ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con.
Hình 4.99. Triệu chứng bệnh khô đầu lá
2.4.3. Phòng ệnh, trừ ệnh
- Nấm tồn tại trên các tàn dư thực vật nên cần thu gom tất cả các lá bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế lây lan.
- Không nên trồng mãng cầu ta quá dày, làm cỏ tạo cho vườn mãng cầu ta thông thoáng.
- Thường xuyên kiểm tra luống cây con để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp chăm sóc hợp lý;
- Cải thiện điều kiện thông thoáng của luống cây con và vườn ươm.
- Gieo hạt giống đúng thời vụ, tránh gieo vào lúc thời tiết ẩm và có nhiều mưa.
- Không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục.
- Thường xuyên làm cỏ, phá váng mặt bầu.
- Nguồn nước tưới phải sạch, không ô nhiễm.
- Phân bón phải sử dụng hợp lý.
- Phun thuốc Boocđô nồng độ 0,5 –1% để phòng bệnch cho cây.
- Tăng cường chăm sóc giúp cây trồng sinh trưởng tốt.
56
- Trừ bệnh:
+ Nhổ cây bị bệnh đem đốt.
+ Phun thuốc có hoạt chất Chlorothalonil hoặc Carbendazim.
- Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: B Cure 1.75WP; Nativo 750WG....
3. Ph chế và sử dụng một số loại thuốc phòng trừ nấm 3.1. Thuốc oócđô
3.1.1. Chuẩn ị
- Dụng cụ:
+ Chậu men hoặcchậu nhựa (03 chậu) + Que khuấy, ca, xô đựng nước
- Nguyên liệu pha thuốc boocđô: + Nước sạch
+ Phèn xanh (CuSO4.5H2O)
+ Vôi (vôi sống hoặc vôi tôi)
3.1.2. Đặc điểm, công dụng và nồng độ thuốc oocđô
Thuốc boocđô có thể phòng và trừ được nhiều loại bệnh của cây gieo ươm do nấm gây nên, thuốc được pha từ những nguyên liệu sẵn có nên rẻ lại chủ động.
- Đặc điểm: Thuốc ở dạng dung dịch màu xanh da trời tươi, lâu lắng đọng.
- Công dụng: dùng để phun phòng, trừ bệnh do nấm gây nên như bệnh lở cổ rễ, nấm phấn trắng, mốc sương, đốm than, rụng lá, loét vỏ do vi khuẩn. Ngoài ra còn có tác dụng kích thích cây sinh trưởng.
- Nồng độ thường dùng từ 0,5% hoặc 1%.
Hình 4.100. Sơ đồ pha thuốc boocđô
* Chú ý:
+ Nồng độ thuốc boocđô 0,5%: cần pha 5 gam phèn xanh + 5 gam vôi sống hoặc 6,5gam vôi tôi + 1 lít nước.
57
+ Nồng độ 1%: cần pha 10 gam phèn xanh + 10 gam vôi sống hoặc 13 gam vôi tôi + 1 lít nước.
+ Liều lượng phun thuốc thường 1 lít cho 4 5m2
3.1.3. Cách ph thuốc oocđô
* Cách pha thuốc bằng phương pháp 3 chậu
Các bước pha thuốc Booc đô1%
Bước 1. Cân 100g đồng cho vào xô pha đồng chứa 8 lít nước.
Hình 4.101. Cân 100 g đồng pha với 8 lít nước
Bước 2. Cân 100 g vôi cho vào xô pha vôi chứa 2 lít nước.
Bước 3. Khấy thật đều cho đến khi đồng và vôi tan hết trong nước.
Hình 4.102. Cân 100g vôi pha với 2 lít nước
Bước 4. Đổ từ từ xô chứa đồng vào xô chứa vôi và khấy đều ta được dung dịch Booc
58
Hình 4.103. Đổxô nước đồng vào xô nước vôi
Bước 5. Kiểm tra bằng đinh sắt (nếu cần)
Hình 4.104. Vôi bột dùng trong pha chế
thuốc boocđô Hthuốc boocđôình 4.105. Đồng sunfat dùng trong pha chế
Chia lượng nước cần để pha thuốc thành 2 phần bằng nhau: 1 phần hoà tan vôi, 1 phàn hoà tan phèn xanh, đổ 2 chậu dung dịch sang chậu thứ 3, vừa đổ vừa khuấy đều.
* Cách pha thuốc bằng phương pháp 2 chậu
Lượng nước cần để pha thuốc chia làm 3 phần; 1 phần hoà tan vôi, gạn bỏ cặn vôi; 2 phần hoà tan phèn xanh; Đổ dần dung dịch phèn xanh sang dung dịch vôi, vừa đổ vừa khuấy đều, dòng chảy liên tục và nhỏ 1,52cm;
* Chú ý:
+ Không đổ dung dịch vôi sang dung dịch phèn xanh
+ Pha thuốc xong nên sử dụng ngay, không để lâu quá 12 giờ vì thuốc kết tủa làm giảm tác dụng.
59
Hình 4.106. Thuốc boocđô sau khi đã pha chế xong
3.2. Thuốc Lưu huỳnh vôi 3.2.1. Chuẩn ị
- Dụng cụ: xô, chậu, xoong, que khuấy, chai lọ
- Nguyên liệu: bột lưu huỳnh, vôi sống (vôi tôi), nước sạch
3.2.2. Đặc điểm, công dụng và tỷ lệ các nguyên liệu
- Đặc điểm: thuốc ở dạng dung dịch màu nâu đỏ trong, có mùi nặng, có tính kiềm.
- Công dụng: dùng để phun trừ bệnh gỉ sắt, đốm than, nhện đỏ gây bệnh cho cây
- Tỉ lệ các nguyên liệu như sau: + 1 lít nước sạch
+ 0,2 kg bột lưu huỳnh
+ 0,1 kg vôi sống hoặc 0,13 kg vôi tôi
3.2.3. Cách nấu lưu huỳnh - vôi
Trình tự các bước nấu thuốc lưu huỳnh –vôi
Bước 1: Lấy một phần nước hòa tan lưu huỳnh ở dạng đặc sền sệt Bước 2. Lượng nước còn lại hòa tan vôi đem đun sôi
Bước 3: Đổ dung dịch lưu huỳnh vào dung dịch vôi đang đun sôi
Đổ dụng dịch lưu huỳnh vào hồ vôi, vừa đổ vừa khuấy đều và tiếp tục đun thêm 40 phút. Vừa đun vừa khuấy bổ sung lượng nước đã bị bay hơi và giảm nhỏ lửa khi sôi.
Bước 4. Gạn lấy nước trong
Hết thời gian đun bắc nồi thuốc ra khỏi bếp, khi nguội gạn lấy nước trong đựng trong