CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH & GIẢI PHÁP (PaM)

Một phần của tài liệu Tài liệu khung về đo lường, báo cáo và thẩm định (MRV) (Trang 34 - 37)

Theo các thảo luận của COP 16, các nước tham gia REDD+ sẽ cần phải phát triển cùng với Hệ thống MRV của mình một hệ thống cung cấp thông tin về cách các Biện pháp an toàn được giải quyết và tôn trọng, và để chứng minh “các hành động dựa trên kết quả cần phải được đolường, báo cáo và thẩm định đầy đủ.” Hai cơ chế, cụ thể là Hệ thống thông tin về các Biện pháp an toàn, và giám sát các PaM là được đề xuất như là các cơ chếđểđáp lại những yêu cầu cụ thể này.

Giám sát các PaM là một công cụtrong nước để giám sát việc thực hiện các PaM, mặc dù nó cũng sẽđược cung cấp cho cộng đồng quốc tế thông qua cung cấp thông tin về các Biện pháp an toàn. Hệ thống Thông tin về các Biện pháp an toàn hoàn toàn là một hệ thống để cung cấp thông tin cho tất cả các bên liên quan, cả quốc tếvà trong nước.

4.1 CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN CỦA REDD+

Khái niệm về các biện pháp an toàn đã được giới thiệu trong COP15 và đã được thông qua trong COP16, được mô tả trong Phụ lục I “Hướng dẫn và các biện pháp an toàn cho các phương pháp chính sách và ưu đãi tích cực về các vấn đề liên quan đến giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển; và vai trò của bảo tồn, quản lý rừng bền vững và tăng cường trữlượng các bon của rừng ở các nước đang phát triển”.

<Phụ lục I, Quyết định 1/CP.16 của UNFCCC>

Khi tiến hành các hoạt động nêu tại khoản 70 của quyết định này, các biện pháp an toàn sau đây cần được

thúc đẩy và hỗ trợ:

(a) Các hành động bổ sung cho hoặc phù hợp với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia và các công ước và hiệp định quốc tế có liên quan;

(b) Cấu trúc quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả, có tính đến luật pháp và chủ quyền quốc gia; (c) Tôn trọng những kiến thức và quyền của người dân bản địa và các thành viên của cộng đồng địa phương,

bằng cách xem xét các nghĩa vụ quốc tế liên quan, hoàn cảnh và pháp luật quốc gia, và ghi nhận rằng Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người dân bản địa; (d) Sựtham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân bản địa và cộng đồng địa

phương, trong các hành động được nêu tại các khoản 70 và 72 của quyết định này;

(e) Các hành động phù hợp với việc bảo tồn rừng tựnhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo rằng các hành động

được nêu tại khoản 70 của quyết định này không được sử dụng cho việc chuyển đổi rừng tự nhiên, mà thay vào đóđược sử dụng để khuyến khích việc bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên và các dịch vụ sinh thái của chúng, và để nâng cao lợi ích xã hội và môi trường khác;

(f) Hành động để giải quyết các nguy cơ đảo lộn;

(g) Hành động để giảm thiểu thay thế của phát thải.

<Khoản 73, Quyết định 1/CP.16của UNFCCC>

Quyết định rằng các hoạt động được thực hiện bởi các Bên nêu tại khoản 70 ở trên cần được thực hiện theo các pha, bắt đầu bằng việc phát triển các chiến lược hay kế hoạch hành động quốc gia, chính sách và giải pháp, và tăng cường năng lực, theo sau là việc thực hiện các chính sách và giải pháp quốc gia và các chiến

lược hay kế hoạch hành động quốc gia mà có thểliên quan đến việc tăng cường năng lực bổ sung, phát triển và chuyển giao công nghệ, và các hoạt động trình diễn dựa trên kết quả, và cuối cùng phát triển thành các

hành động dựa trên kết quả mà cần phải được đo lường, báo cáo và thẩm định một cách đầy đủ;

<Khoản 71, Quyết định 1/CP.16 của UNFCCC >

Yêu cầu các Bên là các nước đang phát triển hướng đến việc thực hiện các hoạt động được nêu tại khoản 70

ở trên, (…),phát triển các thành phần sau: (…)

(c) Một hệ thống để cung cấp thông tin về cách các biện pháp an toàn được đề cập trong phụ lục I của quyết

định này được giải quyết và được tôn trọng suốt quá trình thực hiện các hoạt động nêu tại khoản 70 ở

35

Theo yêu cầu của Công ước, các nước sẽ cần phải phát triển một hệ thống cung cấp tất cả các thông tin cần thiết bao gồm cả luật lệ hiện hành liên quan đến sử dụng và giao đất, các quyền bản địa và tất cả các biện pháp và hoạt động mà các nước đang thực hiện đểthúc đẩy chúng. Hệ thống này cũng sẽ cung cấp thông tin về cấu trúc quản trị và các chức năng của Việt Nam để giải quyết REDD+, từ chính phủtrung ương đến các cấp chính quyền địa phương, và các hoạt động phi chính phủ (các cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tư nhân).

Hệ thống thông tin này sẽ là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo sựtham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan quốc gia và quốc tế trong quá trình REDD+ thông qua việc truy cập tự do tới các thông tin về cách các biện pháp an toàn của REDD+ được giải quyết. Đểđảm bảo việc truy cập mở và miễn phí này, hệ thống sẽ tốt nhất được vận hành thông qua một cổng thông tin web. Bất cứ khi nào thích hợp, thông tin có thểđược tự do truy cập qua Internet, thúc đẩy tính minh bạch, và sẽ hoạt động như một điểm truy cập cho bất kz bên liên quan hoặc bên quan tâm nào tìm kiếm thông tin về REDD+ tại Việt Nam.

Bất cứ khi nào có thể, thông tin được thu thập về các Biện pháp an toàn sẽđược dựa trên các năng lực hiện có.

4.2 CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP (PaM)12

Kiểm kê Khí nhà kính cho REDD+ (được tạo ra thông qua Hệ thống MRV) sẽđược sử dụng để báo cáo với UNFCCC hiệu quả thực thi REDD+ của Việt Nam dưới dạng lượng khí CO2 tương đương. Tuy nhiên, hiệu quả thực thi REDD+ của Việt Nam có thể sẽ là kết quả của nhiều “chính sách và giải pháp”được thực hiện đồng thời ở các cấp quốc gia và cận quốc gia, và rất khác nhau về mặt bản chất, từpháp l{ đến kinh tế xã hội đến quản l{ đất đai. Do đó, sẽ cần các thông sốgiám sát đa dạng để theo dõi các hoạt động này.

Cấu trúc của phương pháp giám sát cận quốc gia thích hợp nhất sẽ phụ thuộc vào cách thức Việt Nam quyết định liên kết hiệu quả thực thi giảm thiểu quốc gia với các hoạt động cấp cận quốc gia, tức là phương pháp ‘lồng ghép’ REDD+. Lồng ghép đề cập đến nguyên tắc thực hiện các hoạt động REDD+ ở cấp cận quốc gia trong một khuôn khổ cấp quốc gia. Điều này có thểđược thực hiện theo hai cách về mặt nguyên tắc, đó là: “phương pháp cấp cận quốc gia (ví dụnhư cấp tỉnh)” hay “phương pháp cấp dự án”13

. Cho đến nay, các đối thoại về REDD+ của Việt Nam đã dịch chuyển sang phương pháp cấp cận quốc gia để lồng ghép REDD+, chứ không phải là phương pháp cấp dựán. Theo phương pháp này, chính phủ quốc gia có thể thiết lập một khuôn khổ quốc gia về PaM, mà nó có thể thích ứng tốt nhất một cách riêng lẻ cho mỗi thực thể cấp cận quốc gia tùy theo hoàn cảnh của chúng, thông qua một khuôn khổ PaM cấp cận quốc gia. Các đơn vị cấp cận quốc gia thúc đẩy các PaM cấp cận quốc gia thông qua cung cấp hỗ trợ kỹ thuật (bao gồm cả hỗ trợ cho

12Điều 4.2 của UNFCCC đưa ra các cam kết của các Bên trong Phụ lục I để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Theo Điều 4.2 (a), mỗi Bên trong Phụ lục I “sẽ thông qua chính sách quốc gia và có biện pháp tương ứng về giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bằng cách hạn chế

phát thải khí nhà kính nhân tạo, bảo vệvà tăng cường các bồn và bể chứa khí nhà kính của mình”. Nghịđịnh thư Kyoto đi xa hơn

bằng cách liên kết việc đạt được các mục tiêu của Phụ lục I với việc thực hiện các PaM về giảm phát thải trong nước. Nghịđịnh

thư không bắt buộc các chính phủ thực hiện bất kz một chính sách cụ thể nào, mà thay vào đóđưa ra một danh sách chỉ dẫn của

các PaM mà có thể giúp cắt giảm lượng phát thải và thúc đẩy phát triển bền vững (Điều 2 (a), Nghịđịnh thư Kyoto, 1998) và có

hai trong số các PaM được đề nghị có liên quan đến lĩnh vực AFOLU:

 Bảo vệvà tăng cường các bồn và bể chứa khí nhà kính không được kiểm soát bởi Nghịđịnh thư Montreal, có tính đến

các cam kết của mình trong các điều ước môi trường quốc tếcó liên quan; thúc đẩy các biện pháp quản lý rừng bền vững, trồng rừng và tái trồng rừng; và

 Thúc đẩy các hình thức canh tác nông nghiệp bền vững có tính đến thay đổi khí hậu.

13 Một “phương pháp cấp dự án” có nghĩa là chính phủ quốc gia sẽ thiết lập một khuôn khổ quốc gia về các quy tắc và quy định

liên quan đến các dự án REDD+, dựa vào đó các tổ chức chính phủ và phi chính phủ (tức là các tổ chức phi chính phủ, khu vực tư

nhân) sẽ xây dựng các đề xuất dự án REDD+. Mỗi đề xuất sẽ trải qua một cuộc phản biện bởi một Ban Điều phối (tương tự về

mặt chức năng như Ban Điều hành CDM), mà ban này sẽ phê duyệt, từ chối và/hoặc cung cấp thông tin phản hồi và/hoặc các

khuyến nghị vềcác đề xuất nó nhận được. Việc cắt giảm phát thải và tăng cướng hấp thụ do kết quả từ các dựán này sau đó sẽ được so với mục tiêu quốc gia và REL/RL. Phương pháp này sẽđòi hỏi năng lực thể chế phát triển hơn so với phương pháp cấp cận quốc gia được Việt Nam thông qua.

36

các dự án phi chính phủ về REDD+). Việc giảm thiểu phát thải và tăng cường hấp thụ do kết quả của các PaM (bao gồm cả dựán) sau đó được so với các mục tiêu giảm thiểu phát thải cấp cận quốc gia, mà đến lượt chúng được đối chiếu trên toàn quốc và so với mục tiêu quốc gia và mức phát thải tham chiếu/mức tham chiếu (REL/RL).

Giám sát các PaM sẽđược yêu cầu, ít nhất ở hai cấp:

 Cấp trung ương đểđánh giá hiệu quả thực thi các PaM về REDD+ ở cấp quốc gia và cung cấp hướng dẫn cho các cấp cận quốc gia; và

 Cấp cận quốc gia để giám sát các PaM về REDD+ ở cấp cận quốc gia (ví dụnhư bắt đầu từ cấp tỉnh). Trong khi các thảo luận về PaM cho REDD+ vẫn còn chưa chín mùi, cảở cấp quốc tế và trong nước, việc Việt Nam tham gia thảo luận trước các cuộc đàm phán của UNFCCC là được khuyến khích. Trong khi Việt Nam phát triển, sửa đổi và thông qua các PaM mới ở cấp quốc gia và/hoặc cấp cận quốc gia, các nhu cầu giám sát có thểthay đổi, do đó khuôn khổ giám sát cần được xem xét và sửa đổi thường xuyên.

Việt Nam đang thiết kế các chiến lược của mình cho REDD+ đặt cộng đồng địa phương vào một vai trò thiết yếu. Với việc này, sự tham gia của các cộng đồng địa phương trong giám sát các PaM có thể là một phương pháp hợp lý. Giám sát có sự tham gia có những lợi ích như (i) nâng cao nhận thức, (ii) khuyến khích sự tham gia và cam kết của các bên liên quan ởđịa phương, và (iii) giải quyết các cơ chế trong nội bộ quốc gia, chẳng hạn như phân phối chi trả REDD+ cho các cộng đồng địa phương.

Giám sát phân phi li ích

Việc giám sát phân phối lợi ích sẽ là rất quan trọng cho sự thành công của REDD+. Trong khi giám sát phân phối lợi ích đang được thảo luận trong các diễn đàn khác nhau (bao gồm cả Tiểu nhóm Công tác Kỹ thuật về Hệ thống Phân phối Lợi ích), liệu nó có thểđược tích hợp vào giám sát các PaM hay không và làm thế nào để tích hợp vẫn chưa được xác định, và sẽđược giải quyết khi các cuộc thảo luận về Hệ thống Giám sát Phân phối Lợi ích và các PaM cho Việt Nam chín mùi.

Đối với giám sát các PaM cho REDD+ ở cấp quốc gia, việc sắp xếp tổ chức có thể sẽ cần phải tận dụng mọi năng lực từ một loạt các tổ chức ở các cấp khác nhau trên cảnước.

4.3 NỀN TẢNG CHIA SẺ THÔNG TIN

Tương tựnhư phương thức chia sẻ thông tin của Hệ thống MRV, sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin - nền tảng giống như trong hệ thống MRV - là được đề nghị cho Hệ thống Thông tin về Các biện pháp an toàn và giám sát các PaM. Như đã đề cập ởtrên, đểđảm bảo việc truy cập mở và miễn phí, việc sử dụng một cổng thông tin dựa trên web (như FORMIS) là được đề xuất.

Các lợi ích của việc sử dụng một nền tảng chia sẻ thông tin cho và giữa các các cơ chế của MRV, Các biện pháp an toàn và các PaM bao gồm:

 Tích hợp các thông tin được thu thập bởi các cơ quan có liên quan đến việc thu thập dữ liệu cho các Biện pháp an toàn và giám sát các PaM, qua đó thúc đẩy sự phối hợp và hợp tác giữa các cơ quan.  Tham khảo chéo dữ liệu giữa các kết quảđược tạo ra thông qua Hệ thống MRV và cách các Biện

pháp an toàn được giải quyết theo một cách rõ ràng về mặt không gian.

 Kết nối các kết quả của MRV với việc thực thi cấp cận quốc gia của các PaM theo một cách rõ ràng về mặt không gian.

37

Một phần của tài liệu Tài liệu khung về đo lường, báo cáo và thẩm định (MRV) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)