Bản đồ lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp (dành cho sinh viên chuyên ngành lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng và nông lâm kết hợp) (Trang 132 - 135)

Bên cạnh bản đồ địa hình, trong sản xuất lâm nghiệp còn có những bản đồ phản ánh nội dung, tính chất về rừng gọi là bản đồ chuyên đề lâm nghiệp. Nét khác nhau giữa bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề lâm nghiệp thể hiện ở phương pháp xây dựng ở mức độ diễn tả chi tiết các hiện tượng trong nội dung của bản đồ.

mặt đất theo một tỷ lệ nhất định. Còn bản đồ chuyên đề lâm nghiệp chỉ diễn tả một hiện tượng, một nội dung của bản đồđịa hình.

Tài liệu để xây dựng bản đồ chuyên đề lâm nghiệp được xây dựng dựa vào các số liệu thống kê. Các số liệu này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp biểu diễn các hiện tượng và nhiều mặt khác nhau của công tác xây dựng bản đồ.

Mục đích của bản đồ lâm nghiệp đó là phương hướng kinh tế rõ rệt của chúng. Hiện nay người ta phân biệt hai kiểu thành lập bản đồ lâm nghiệp: Điều tra rừng và sự đo vẽ các kiểu rừng, trong đó điều tra rừng phổ biến hơn. Ý nghĩa của việc đo vẽ các kiểu rừng chưa được đánh giá đầy đủ, mặc dù nó đóng vai trò quan trọng để hiểu biết một cách đúng đắn kinh tế rừng, việc kế hoạch hoá các vùng nghỉ mát cho nhân dân lao động và việc đánh giá thẩm mỹ cảnh quan.

Sự đo vẽ các kiểu rừng một cách trực tiếp có thể được phân chia thành đo vẽ lộ trình, chọn điểm và đo vẽ lộ trình chi tiết.

Để thành lập bản đồ các kiểu rừng, người ta xây dựng lộ trình và trong lộ trình người ta theo dõi sự thay đổi các kiểu rừng và đánh dấu ranh giới của chúng. Những quan sát trên lộ trình được ghi vào nhật ký thực địa. Sau này bằng phương pháp nội suy bản đồ các kiểu rừng được thành lập.

Việc phân loại bản đồ một cách đấy đủ, toàn diện và chi tiết theo nội dung của nó. Cho đến nay chưa thể làm được. Thông thường việc phân loại các bản đồ này chỉ hạn chếở mức độ nội dung thể hiện các hiện tượng trên bản đồ và tỷ lệ bản đồ.

Bản đồ thực vật bao gồm bản đồ chuyên ngành và bản đồ tổng hợp. Bản đồ tổng hợp phản ánh những quy luật địa lý chung về sự phân bố của thảm thực vật các loại riêng biệt.

Bản đồ chuyên ngành được thành lập từ các mục đích thực tế cụ thể. Chủ yếu là mục đích kinh tế.

Bản đồ lâm nghiệp nằm trong nhóm bản đồ chuyên ngành. Theo nội dung chia bản đồ lâm nghiệp thành bản đồ lâm nghiệp tổng hợp và bản đồ chuyên đề. Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp là bản đồ phản ánh tình hình phân bố tài nguyên rừng và tình hình sản xuất lâm nghiệp trong phạm vi một khu vực (anh, vùng, quốc gia). Bản đồ chuyên đề chỉ phản ánh từng mặt riêng lẻ các hiện tượng hay nội dung của sản xuất lâm nghiệp. Dưới đây là một số bản đồ chuyên đề và nội dung thể hiện của nó.

(1) Bản đồ lập địa tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích:

- Phục vụ công tác quy hoạch, phân chia đất đai trên địa bàn xã, huyện.

- Cung cấp tài liệu chuyên môn về mặt đất đai phục vụ cho việc thiết kế trồng rừng trong những năm trước mắt

134

- Sơ bộđề xuất tập đoàn cây trồng nông lâm nghiệp. b. Nội dung thể hiện:

- Định ranh giới các lập địa

- Xác định loại đất và tầng dầy tàng đất. - Phân chia cấp hàm lượng nước (độẩm). (2) Bản đồ hiện trạng thảm che tỉ lệ 1:10.000 a. Mục đích:

- Phục vụ công tác quy hoạch tổng thể và thiết kế kinh doanh rừng

- Cung cấp tài liệu chuyên môn về vốn rừng, sự phân bố tài nguyên rừng, tình hình dân sinh kinh tế.

b. Nội dung thể hiện:

- Các địa danh, địa vật quan trọng. - Các đường đồng mức 5 - 10m. - Ranh giới hành chính xã

- Ranh giới các đơn vị phân chia khoảnh, lô.

- Các công trình xây dựng: Cơ quan, xí nghiệp, điểm dân cư, ao hồ, đường xá, sông ngòi....

- Phân chia các loại đất: Đất thổ cư, vườn, đất trống không có cây, đất trống có cây bụi, cây rải rác...

- Đất có rừng (phân chia theo cấp rừng)... - Rừng trồng.

- Lúa nước

- Nương rẫy cốđịnh.

(3) Bản đồ kinh doanh rừng phân khu tỉ lệ 1:25.000 a. Mục đích:

- Phục vụ cho việc tổ chức quản lý kinh doanh ở cấp cơ sở như: Xác định biện pháp kinh doanh rừng, bố trí mạng lưới quản lý, bảo vệ và thiết kế sản xuất hàng năm.

b. Nội dung thể hiện:

- Địa hình thể hiện bằng đường đồng mức 20 - 25m cho những nơi có bản đồđịa hình gốc lệ 25.000. Ranh giới các loại rừng, các loại đất như bản đồ hiện trạng tài nguyên

a. Mục đích:

- Phục vụ cho công tác trồng rừng và tính toán giá thành cho mỗi ha rừng trồng b. Nội dung thể hiện

- Yếu tốđịa hình (đường đồng mức 5 - 10m - Sông suối.

- Điểm dân cư.

- Các công trình xây dựng…

- Đường ranh giới lô, khoảnh, tiểu khu.

- Ranh giới xã, hợp tác xã, lâm trường, phân trường

- Số hiệu lô (đánh số theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải - Kí hiệu trên một lô gồm Số hiệu lô, loài cây/ Diện tích.

(5) Bản đồ lâm nghiệp tổng hợp (bản đồ đại cương khu rừng) tỉ lệ 1:50.000 a. Mục đích:

- Dùng cho các lâm trường.

- Phục vụ công tác khảo sát, thiết kế các công trình cụ thể, trong công tác mở mang xây dựng khu rừng.

b. Nội dung thể hiện:

- Ranh giới hành chính xã, huyện. - Ranh giới phân khụ, phân khoảnh.

- Rừng và đất rừng do lâm trường quốc doanh quản lý, rừng và đất rừng giao cho hợp tác xã.

- Rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng phục hồi... - Rừng kinh doanh, đất trồng rừng.

- Những công trình hiện có và dự kiến mở mang như đường xá, cầu cống, kho, bãi, bến, xưởng, vườn ươm

- Đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây ngắn ngày - Mầu sắc trên bản đồ dược thể hiện đúng quy định.

5.2. PHƯƠNG PHÁP LẬP Ô TIÊU CHUẨN, Ô DẠNG BẢN PHỤC VỤ ĐIỀU TRA RỪNG THU THẬP SỐ LIỆU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ

Một phần của tài liệu Giáo trình đo đạc lâm nghiệp (dành cho sinh viên chuyên ngành lâm nghiệp, quản lý tài nguyên rừng và nông lâm kết hợp) (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)