6.2.1.1. Bản đồ giao đất làm nghiệp cho chủ rừng tỷ lệ 1/5000 (có mẫu kèm theo)
Yêu cầu kỹ thuật và các nội dung cần thể hiện của bản đồ này như sau:
- Thể hiện trên mặt phẳng và chỉ thể hiện ở các lô đất được Nhà nước giao, không cần chi tiết địa hình, địa vật.
- Tất cả các lô đất được Nhà nước giao của chủ rừng đều thể hiện trên một tờ bản đồ, nhưng cần bố trí cho cân đối trong khuôn khổ tờ giấy A4, trừ trường hợp quá nhiều lô thì sẽ dùng từ hay tờ bản đồ trở lên. Ranh giới lô vẽ nét liền.
Chú ý: Không nên mỗi lô một tờ sẽ quá lãng phí.
- Xung quanh ghi tên các lô giáp ranh, cần vẽ thêm ra ngoài một đoạn ranh giới để thể hiện rõ ranh giới của các lô giáp ranh. Nếu các lô giáp ranh thuộc khoảnh khác thì ghi tên lô theo kiểu phân số, bên trên là lô, bên dưới là tên khoảnh
- Bên trong lô ghi ký hiệu như sau:
Tên lô - Trạng thái 6 - IIA Diện tích 1,7
Tên lô ghi theo chữ sốẢ Rập
- Nếu trên tờ bản đồ có nhiều lô thì bên dưới tờ bản đổ cần viết thêm những hàng ghi chú tên lô - tên khoảnh - tên tiểu khu
Thí dụ: Lô 1 - Khoảnh 5 - Tiểu khu 103 Lô 2 - Khoảnh 5 - Tiểu khu 103
Lô 7 - Khoảnh 5 - Tiểu khu 107
6.2.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai của toàn xã tỷ lệ 1/10.000
Yêu cầu kỹ thuật và các nội dung cần thể hiện như sau:
- Thể hiện trên nền địa hình. Thể hiện đủ ranh giới của tất cả các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn xã, ranh giới phân chia 3 loại rừng.
- Ranh giới tất cả các loại đất đai và các lô trạng thái đã khoanh vẽ ngoài thực địa. Ranh giới này vẽ nét liền.
- Trong mỗi lô, ghi các ký hiệu thể hiện tên lô - trạng thái - diện tích. Cụ thể:
Tên lô - Trạng thái 6 - IC Diện tích 4,5
- Ngoài ra, tất cả các chi tiết địa hình, địa vật khác nhau như: sông, suốt, đường xá, làng bản, ranh giới và số liệu tiểu khu, khoảnh... tuân theo quy trình đo đạc vẽ bản đồ của Viện Điều tra Quy hoạch rừng.
6.2.1.3. Bản đồ giao đất lâm nghiệp theo xã tỷ lệ 1/10.000
- Toàn bộ nội dung và yêu cầu kỹ thuật cần thể hiện như bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai của xã.
- Tất cả các lô đất lâm nghiệp đã giao rồi được đánh dấu bằng cách gạch chéo nghiêng 450 nét liền mảnh, cách nhau 3 mm.
6.2.1.4. Bản đồ giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/5.000
- Nội dung và yêu cầu kỹ thuật thể hiện như bản đồ giao đất lâm nghiệp xã.
- Các lô đất lâm nghiệp đã giao rồi được đánh dấu bằng các gạch chéo nghiêng 450, các nét cách nhau 5 mm.
6.2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng
Hiện nay, bản đồđược sử dụng rộng rãi vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, hàng không, giao thông vận tải và trong đó có ngành lâm nghiệp. Bản đồ lâm nghiệp cũng rất đa dạng phong phú được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành các loại chính sau:
Nhóm bản đồ phục vụ quy hoạch phát triển lâm nghiệp: Nhóm này chủ yếu là các bản đồ quy hoạch lâm nghiệp, bản đồ thiết kế trồng rừng, bản đồ lập địa.
Nhóm bản đồ phục vụ quản lý lâm nghiệp: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ phân cấp phòng hộ đầu nguồn, bản đồ phân bốđộng thực vật tung, bản đồ phân bố các khu bảo tồn, vườn quốc gia, bản đồ giao đất lâm nghiệp.
158
bản đồ hiện trạng rừng. Bản đồ hiện trạng rừng cũng là cơ sở quan trọng để tiến hành quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
- Nhóm bản đồ phục vụ du lịch sinh thái: Đây là nhóm bản đồ chủ yếu đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái rừng bao gồm: Bản đồ hành chính của các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bản đồ du lịch… Đặc điểm nhóm bản đồ này thiên về thể hiện yếu tố địa vật nhằm chỉ dẫn cho du khách các danh lam thắng cảnh của khu bảo tồn, Vườn Quốc gia.
- Nhóm bản đồ điều tra rừng: Bao gồm những bản đồ hàng không, bản đồ địa hình, bản đồ giải đoán từảnh vệ tinh, nhóm bản đồ phục vụđiều tra đa dạng sinh học, điều tra tái sinh rừng....
6.2.3. Phân loại theo nội dung bản đồ
Trong sản xuất lâm nghiệp bản đồ có vai trò quan trọng nhất định, thực tế nội dung bản đồ lâm nghiệp rất đa dạng về nội dung. Việc phân loại bản đồ theo nội dung chủ yếu dựa vào quan điểm nội dung chính của bản đồ, nói đúng hơn chính là tên bản đồ đã phản ánh nội dung của bản đồ. Phần lớn trong lâm nghiệp việc phân loại theo mục đích sử dụng và nội dung bản đồ là chủ yếu, phân loại theo nội dung chúng bao gồm:
- Bản đồ tổng hợp lâm nghiệp: Thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật, các tiểu khu, khoảnh, lô và các yếu tố dân cư, hiện trạng sử dụng đất. Hiện trạng sử dụng đất được thiết kế từ bản đồđịa chính, vì vậy các thông tin trên bản đồ hầu hết tuân thủ theo quy đi tư của địa chính. Việc quy định hiện trạng trên bản đồ địa chính rất chi tiết và đầy đủ 60 loại đất đang sử dụng hiện nay. Mỗi loại đất người ta ký hiệu riêng cho chúng một mã. Ví dụ: Khi nhìn trên bản đồ thấy có lô đất được ký hiệu RPM, đó chính là đất trồng rừng phòng hộ. Việc mã hoá các loại đất được cụ thể tại bảng 6- 01 sau.
Bảng 6-01. Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Loại đất Mã Loại đất Mã
Đất chuyên trồng lúa nước luc Đất quốc phòng Qph
Đất trồng lúa nước còn lại Luk Đất an ninh Ani
Đất trồng lúa nương Lun Đất khu công nghiệp Skk
Đất trồng cỏ Cot Đất cơ sở sản xuất kinh doanh Skc
Đất cỏ tư nhiên có cải tạo Con Đất cho hoạt động khoáng sản Sks
Đất bằng trồng cây hàng năm khác Bhk Đất sản xuất vật liêu xây dựng, gốm Skx
Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác Nhk Đất giao thông Dgt
Đất trồng cây công nghiệp lâu năm Inc Đất thuỷ lợi Dtl
Đất trồng cây ăn quả lâu năm Lnq Đất đẻ chuyển dẫn năng lượng Dnt
Đất trồng cây lâu năm khác Lnk Đất cơ sở văn hóa Dvh
Đất có rừng tự nhiên sản xuất Rsn Đất cơ sở y tế Dyt
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất Rsk Đất cơ sở thể dục - thế thao Dtt
Đất trồng rừng sản xuất Rsm Đất chợ Dch
Đất có rừng tư nhiên phòng hộ Rpn Đất có di tích, danh thắng Ldt
Đất có rừng trồng phòng hộ Rpt Đất bãi thải, xử lý chất thải Rac
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ Rpk Đất tôn giáo Ton
Đất trồng rừng phòng hộ Rpm Đất tín ngưỡng Tin
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng Rdn Đất nghĩa trang, nghĩa địa Ntd
Đất có rừng trồng đặc dụng Rdt Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối Son
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng Rdk Đất có mặt nước chuyên dùng Mnc
Đất trồng rừng đặc dụng Rdm Đất cơ sở tư nhân không kinh doanh ctn
Đất nôi trồng thuỷ sản nước lợ, mặn Tsl Đất làm nhà tạm, lán trại Ntt
Đất chuyên nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Tsn Đất cơ sở dịch vụ nông nghiệp tại đô thị
dnd
Đất làm muối lmu Đất bằng chưa sử dụng bcs
Đất nông nghiệp khác Nkh Đất đồi núi chưa sử dụng Dcs
Đất ở tại nông thôn Ont Núi đá không có rừng cây Ncs
Đất ở tại đoàn Odt Đất ven biển nuôi trồng thuỷ sản (*) Mvt
Đất trụ sở của cơ quan, tổ chức Dts Đất ven biển có rừng ngập mặn (*) Mvr
Đất công trình sự nghiệp dsn Đất ven biển có mục đích khác (*) mvk Lưu ý (*): Đất mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính.
Bản đồ hiện trạng rừng: Cho biết độ che phủ của rừng, trữ lượng rừng và tình hình phân bố của các loài động thực vật rừng. Thực tế trên bản đồ hiện trạng rừng được phân chia chủ yếu trên điều kiện che phủ của thực vật rừng. Với rừng trồng được ký hiệu theo tên loài cây trồng. Có những bản đồ lâm nghiệp được ký hiệu tên loài cây trồng nhưhình 6-03a, nhưng cũng có tờ bản đồ ký hiệu tên cây trồng nhưhình 6-03b. Thông thường người ta ký hiệu theo kiểu hình 6-03b là ngắn gọn nhất.
162 6.3. QUẢN LÝ BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP Để quản lý tết bản đồ lâm nghiệp chúng ta lưu ý có 2 loại bản đồ: Bản đồ số và bản đồ giấy. 6.3.1. Quản lý bản đồ giấy Bản đồ giấy có nhiều tỷ lệ lớn nhỏ khác nhau, phổ biến hơn cả là bản đồ tỷ lệ l:5.000 (đối với hộ gia đình được nhận đất, nhận rừng) và bản đồ tỷ lệ 1:10.000 (đối cấp xã quản lý). Việc quản lý cần được để trong hộp nhựa bảo quản tránh nhàu nát, mối mọi đặc biệt khi đi rừng cần mang theo hộp nhựa bảo quản tránh gặp trời mưa. Hạn chế việc gấp các bản đồ giấy thành một tập dễ rách. Nên cuộn tròn thành ống trước khi đưa vào hộp bảo quản. Điều quan trọng ta thường xuyên phải cập nhật thông tin bổ sung cho bản đồđể tăng độ chính xác như vẽ bổ sung địa vật… Do mảnh bản đồ lớn có thể phân mảnh nhỏ nhưở chương 1 ta đã nghiên cứu. Tuy nhiên ta có thể phân thành 2 hoặc 4 mảnh cho bản đồ cấp xã để tiện sử dụng trên khổ giấy A4 và được ký hiệu:
Bản đồ Hiện trạng rừng
Xã … huyện ... tỉnh Thái Nguyên Tỷ lệ: 1.10.000
6.3.2. Quản lý và khai thác thông tin từ bản đồ số
Đây là loại bản đồđang được sử dụng nhiều ở nước ta, hầu hết các Chi cục kiểm lâm của các tỉnh, các lãm trường đã và đang chuyển di từ bản đồ giai sang bản đồ số. Bản đồ số cho ta cập nhật thông tin dễ dàng, đặc biệt fim kiếm thông tin được nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ số lại.được lưu trữ trên phần mềm chuyên dụng của máy lính nên nguy cơ mất thông tin bản đồ là rất cao do vửus. Vì vậy, đòi hỏi việc bảo quản sử dụng bản đồ số là rất cần thiết và quan trọng. Để bảo quản tốt bản đồ số ta cần chú ý những vấn đề sau:
- Máy tính quản lý bản đồđược sử dụng riêng.
- Phải cập nhật các chương trình diệt virus thường xuyên - Phải đặt mật khẩu riêng cho người quản lý bản đồ.
Để quản lý, sử dụng bản đồ lâm nghiệp hiệu quả việc cập nhật thông tin bổ sung cho bản đồ là hết sức cần thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng bản đồ cho công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng và quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Điều lưu ý việc sử dụng bản đồ lâm nghiệp cần liên kết và tham khảo bản đồ địa chính, bản đồ viễn thám và ảnh vệ tinh để bổ sung kịp thời cho độ chính xác cao.
Hiện nay để khai thác thông tin từ bản đồ số là hết sức thuận lợi, đồng thời nó cho phép cập nhật thông tin nhanh nhất như theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Sở dĩ bản đồ sốđược đánh giá cao hơn bản đồ giấy vì lượng thông tin đa dạng, dễ truy cập, dễ hiệu chỉnh khi cần thiết, việc quản lý đơn giản gọn nhẹ...
6.3.3. Khai thác bản đồ lâm nghiệp phục vụ quy hoạch lâm nghiệp
6.3.3.1. Bản đồ cơ bản
Bản đồ cơ bản là công cụđầu tiên cần xem xét khi thực hiện quá trình quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp. Bản đồ cơ bản là bản đồđịa hình nhưng có bổ sung thêm một số thông tin kinh tế xã hội hay sử dụng đất cơ bản. Tuy nhiên khái niệm bản đồ cơ bản chưa được thống nhất và chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Khái nện này cũng không đạt được sự thống nhất giữa các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế. Khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở mỗi cấp khác nhau thì những chi tiết thể hiện trên bản đồ cơ bản không phải hoàn toàn thống nhất với nhau. Tỷ lệ bản đồ cơ bản cũng được đùng khác nhau và cần phù hợp trong điều kiện cụ thể.
Ví dụ: Khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở cấp xã, bản đồ cơ bản cần có tỷ lệ 1:10 000 với những thông tin cơ bản tới từng bản, làng.
6.3.3.2. Sơđồ lát cắt địa hình
Một công cụ quan trọng trong quy hoạch là bản đồ, để đáp ứng công tác quy hoạch lâm nghiệp hiệu quả ngoài những bản đồ hiện trạng, bản đồ lập địa thì sơ đồ lát cắt địa hình có ý nghĩa quan trọng trong quy hoạch.
164
Công cụ lát cắt dọc địa hình giúp chúng ta hiểu được hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp và các trạng thái rừng cũng nhưđịa hình cùng các loại đất. Lát cắt dọc địa hình thường được bố trí theo tuyến thẳng cắt qua tất cả các dạng địa hình hay loại hình sử dụng đất lâm nghiệp.
Khi xây dựng lát cắt dọc nên thảo luận thống nhất tuyến đi đảm bảo đi qua các dạng địa hình đặc trưng, các loại hình sử dụng đất đắc trưng
6.3.3.3. Sa bàn sử dụng đất lâm nghiệp
Sa bàn hiện trạng sử dụng đất và các trạng thái rừng, sa bàn quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chính là công cụ cho các bên, đặc biệt là các hộ gia đình dễ dàng tham gia hiệu quả vào quá trình quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
Sa bàn được đắp bằng đất hoặc vẽ trên đất thể hiện địa hình, địa vật, ranh giới xã thôn/ bản, các hộ gia đình và các kiểu sử dụng đất cùng trạng thái rừng. Sau đó lấy bột màu, que và giấy thể hiện tình hình cơ bản theo vị trí của chúng trên sa bàn.
Sa bàn quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được các hộ nông dân xây dựng với sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật. Khi làm sa bàn không nên quy định tỷ lệ cụ thể của sa bàn mà phụ thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể.
PHỤ LỤC 1
CÁCH DÙNG BẢNG ĐỐI KHOẢNG CÁCH NGHIÊNG RA KHOẢNG CÁCH BẰNG
Bảng đổi khoảng cách nghiêng ra khoảng cách bằng tính theo công thức tam giác vuông L = cosv
Trong đó:
L: Khoảng cách bằng; l: Khoảng cách nghiêng; V: Độ dốc Cách đổi:
Căn cứđộ dốc và và khoảng cách nghiêng đo được, tìm trong bảng khoảng cách bằng.
Ví dụ: Độ dốc V=150 khoảng cách nghiêng bằng 15m thì khoảng cách bằng là 14,49m.
- Khi khoảng cách nghiêng nhỏ hơn lom thì lấy số hàng chục tương ứng trong bảng chia cho 10.
Ví dụ: Độ dốc V=80, khoảng cách nghiêng bằng 9m và khoảng cách bằng của 90m trong bảng là 89,12m, vậy khoảng cách bằng của 9m là:
89,12: 10 =8,912m. - Khi khoảng cách nghiêng lớn hơn 30 m.
Ví dụ: Độ dốc =80, khoảng cách nghiêng = 35 m 10 50 30 35= + Tra ở bảng:
Khoảng cách nghiêng 30m → khoảng cách bằng 29,710 m nt +
10
50 → 4,951m
35m → 34,66m
- Trường hợp số lẻ: Ví dụ: Khoảng cách nghiêng 23,7m = 23 + 100
70
Tra bảng
Khoảng cách nghiêng 23m → khoảng cách bằng 22,7800 m nt +
100 70
→ 0,6932m
166
PHỤ LỤC 2
CÁCH DÙNG BẢNG ĐỂ KHOẢNG CÁCH NGHIÊNG (THỊ CỰ) RA KHOẢNG CÁCH BẰNG
Bảng này đùng để tính khoảng cách giữa 2 điểm khi đo khoảng cách nghiêng