Phá rừng ngập mặn

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức về môi trường (Trang 52 - 54)

Tỉnh Kiên Giang có 27 loài cây rừng ngập mặn và rừng ngập mặn ở đây đã bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân gây ra những thay đổi này là con người đào ao nuôi cá, tôm và làm nhà, cũng như các yếu tố tự nhiên khác như bão và nước biển dâng.

Mặc dù rừng ngập mặn rất quan trọng đối với các loài động vật hoang dã, nhưng chúng đang bị tàn phá trên phạm vi toàn cầu. Do các hoạt động ở rừng ngập mặn của con người ngày càng tăng, ngày càng nhiều các khu rừng ngập mặn bị mất đi.

Hàng ngàn héc ta rừng ngập mặn đã bị chặt phá để làm ao nuôi tôm. Việc nạo vét các khu vực ven biển và san lấp mặt bằng để xây dựng cũng phá hủy các khu rừng ngập mặn.

Phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác được nước vận chuyển đến các khu rừng ngập mặn từ hệ thống sông ngòi, làm chết các loài động vật sống trong các khu rừng ngập mặn. Ô nhiễm dầu bao trùm hệ rễ và làm cây chết ngạt. Hơn 35% diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đã bị mất.

Chim trong khu rừng ngập mặn

Thu lượm cây giống quí hiếm để làm giàu rừng và sản xuất hạt giống

51

Việc đắp đập và phát triển hệ thống tưới tiêu có thể làm giảm lượng nước chảy vào các khu rừng ngập mặn, làm thay đổi nồng độ muối trong nước. Nếu lượng muối trong nước quá cao thì các khu rừng ngập mặn không thể sống sót. Rừng ngập mặn rất nhạy cảm với các vấn đề hiện tại của nước biển dâng do sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Hơn 35% diện tích rừng ngập mặn trên thế giới đã bị mất.

Trái cây ngập mặn

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức về môi trường (Trang 52 - 54)