Kim loạ i– thép và nhôm

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức về môi trường (Trang 60 - 61)

Con người khai thác khoáng sản từ lòng đất để tạo ra các kim loại như nhôm và thép.

Việc chế biến kim loại từ các khoáng sản tiêu thụ một lượng lớn nhiệt năng. Khi dầu, khí và than được sử dụng để sản xuất kim loại chúng sẽ thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính độc hại.

Khi thép và nhôm không được tái chế chúng sẽ nằm ở bãi rác. Tái chế thép và nhôm kể cả lon nước giải khát và các loại lon khác làm giảm việc khai thác các nguyên liệu thô đế sản xuất chúng. Tái chế nhôm giúp giảm hàng tấn khí gây hiệu ứng nhà kính.

Xốp

Xốp được làm từ dầu hỏa. Chất này không thể phân hủy hóa học ngay cả khi vỡ vụn ra thành các mảnh nhỏ. Xốp chiếm diện tích ở bãi rác nhiều hơn giấy. Hầu hết xốp được tái chế nếu không sử dụng làm bao bì thức ăn. Kể cả các hạt xốp từ các thùng đựng TV hay là đầu đĩa DVD. Cách vật dụng hàng ngày khác bằng xốp như thùng xốp để giữ lạnh cho đồ uống, thức ăn, kể cả những hộp xốp chúng ta mang về từ tiệm cơm bình dân. Hầu hết những vật dụng này được làm từ xốp tái chế.

Thủy tinh

Thủy tinh được làm từ cát và các khoáng chất khác. Người ta khai thác cát ở dưới đất hoặc từ đồi cát. Việc khai thác này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khi chúng ta tái chế chai lọ thủy tinh thì chúng ta không cần phải dùng nhiều cát.

Thủy tinh có thể được nung chảy và tái chế nhiều lần. Tái chế sẽ rẻ tiền hơn so với việc sản xuất thủy tinh mới. Hầu hết chai lọ thủy tinh mà chúng ta đang sử dụng là sản phẩm tái chế.

Sản xuất 20 lon nhôm từ nhôm tái chế cần một

lượng năng lượng tương đương với

sản xuất một lon nhôm từ nguyên

liệu thô.

Tái chế một lon nhôm tiết kiệm

đủ năng lượng để một ti vi hoạt động

trong ba giờ và một bóng đèn sáng

trong 12 giờ.

Việc sản xuất nhôm đòi hỏi quá nhiều nhiên liệu nên các nhà máy cần phải trang bị máy phát điện riêng.

Hợp xốp không có khả năng phân hủy hữu cơ.

Rác

59

!

Sử dụng phân hữu cơ hỗn hợp để trồng cây

Một phần của tài liệu Nâng cao nhận thức về môi trường (Trang 60 - 61)