Bài 5. Phòng trừ bệnh hại phổ biến trên cây tiêu

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo vệ thực vật trên cây tiêu (nghề trồng hồ tiêu) (Trang 30 - 43)

Thời gi n: 12 giờ

Mục tiêu

Sau khi học xong bài học này học viên có khả năng

- Nhận biết được các loại bệnh hại phổ biến trên cây tiêu.

- Trình bày được tác hại của các loại bệnh hại phổ biến trên cây tiêu. - Chọn được các giải pháp phòng trừ phù hợp với điều kiện thực tế.

- Có ý thức tiết kiệm, ý thức quản lý bảo vệ dụng cụ và vật tư học tập, ý thức học tập.

A. Nội dung

1. Bệnh vàng lá-chết chậm 1.1. Đặc điểm gây bệnh

Bệnh chết chậm (vàng lá chết chậm, bệnh tàn vườn)

- Do sự kết hợp gây hại của tuyến trùng và một số nấm trong đất gây ra.Lúc đầu tuyến trùng xâm nhập vào rễ, gây vết thương, tạo nốt sần, sau đó là nấm tấn công. Tuyến trùng chủ yếu là giống Meloidogyne spp. gây ra các nốt u sưng trên rễ; một số loài tuyến trùng nội ký sinh, ngoại ký sinh khác như Meloidogyne incognita, Rotylenchulus reniformis, Tylenchus sp.; Nấm trong đất như Fusarium solani, Lasiodiplodia theobromae, Rhizoctonia solani, Pythium sp.,…).

- Do rệp sáp phá hại dưới gốc rễ. - Do xới xáo làm đứt rễ.

1.2. Triệu chứng

Bệnh gây hại vùng rễ, khi gặp điều kiện thuận lợi, các loài tuyến trùng, nấm bệnh phát sinh, gây hại làm cho rễ kém phát triển. Những vết thương do tuyến trùng gây ra là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập hại rễ, làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh.

Rễ bị tổn thương mất khả năng hấp thu dinh dưỡng và vận chuyển nước, gây hiện tượng vàng lá, cây còi cọc vì thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Ngoài tuyến trùng gây hại trực tiếp thì các loài nấm bệnh cũng xâm nhập và gây hại làm cho hệ rễtơ và rễchùm bị thối hết, chỉcòn rễ cọc. Lá rụng gần hết chỉ còn lại các dây thân chính.

Đặc điểm nhận dạng - Cây tiêu chậm lớn. - Cành, lá thưa thớt dần.

- Lá tiêuvàng, xuất hiện ởlá già trước. - Rụng lá, rụng đốt khi bệnh nặng.

- Rễ bị thối, trên rễcó nốt sần hoặc bị rệp sáp phá hại. - Bệnh lây lan nhanh.

1.3. Đặc điểm phát sinh, gây hại của bệnh chết chậm

Các tác nhân gây bệnh chết chậm thường xâm nhập và gây hại nặng vào các tháng mùa khô, nặng nhất là vào các tháng 1-2 và giảm dần vào các tháng mùa mưa. Quá trình này lặp

31

lại trong 2-3 vụ mới làm cho cây hồtiêu tàn lụi, không còn khảnăng phục hồi. Tác hại

- Vườn tiêu chậm lớn (sinh trưởng, phát triển chậm) - Rụng lá, rụng đốt.

- Giảm năng suất và chất lượng tiêu. - Cây tiêu chết, không còn thu hoạch

1.4. Biện pháp phòng bệnh

a. Sử dụng giống chống chịu, giống sạch bệnh

- Trồng các giống tiêu có năng suất cao ít bị nhiễm bệnh như giống tiêu trâu làm gốc ghép, tiêu trung lá lớn, tiêu trung lá vừa, tiêu sẻlá lớn.

- Sản xuất và sử dụng hom giống:

Chỉ sử dụng hom giống khỏe từ những cây không bị bệnh; lựa chọn nguồn đất từvườn không bị bệnh, phơi nỏ hoặc sấy khô, trộn với phân chuồng hoai mục làm bầu giống theo tỷ lệ4 đất: 1 phân chuồng.

Bổ sung chế phẩm sinh học (có chứa các hỗn hợp của nấm đối kháng như Trichoderma + xạ khuẩn Steptomices + vi khuẩn Bacillus, các vi sinh vật có ích khác và thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất Saponin, Ankanoid ) để xửlý đất làm bầu.

- Xửlý hom giống trước khi đưa vào bầu trồng bằng các thuốc trừ tuyến trùng và thuốc trừ nấm có hoạt chất Fosetyl-aluminium 95%, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

- Trong trường hợp kiểm tra vẫn còn nhiều tuyến trùng và nấm bệnh trong bầu giống cần tiến hành tưới bổ sung các chế phẩm sinh học nêu trên, hoặc có thể sử dụng thuốc có hoạt chất Chitosan thời gian cách nhau khoảng 15 - 20 ngày/lần.

b. Biện pháp canh tác

Đất trồng

- Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa, giữ nước trong mùa khô (hoặc tưới chủđộng).

- Đào hệ thống thoát nước theo ô bàn cờ, độsâu 40 - 50 cm (3 hàng ngang một rãnh, 3 hàng dọc 1 rãnh), nếu đất quá dốc thì đào theo hình xương cá. Đào rãnh thoát nước chính sâu > 50 cm xung quanh vườn.

- Xửlý đất trồng: Phơi ải đất trước khi trồng. Trong trường hợp có điều kiện với những vườn tiêu trồng lại trên đất đã bị bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm cần được xử lý đất bằng vôi bột và phân gà tươi với lượng 7-10 kg/hố, ủ tại hố trước khi trồng ít nhất 6-8 tháng và phải lấp đất dày trước khi trồng.

- Tuyệt đối không tạo bồn giữnước tại gốc tiêu trong mùa mưa.

Tưới nước

- Đảm bảo đủẩm cho đất đểcây và vi sinh vật trong đất phát triển.

- Nên sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa, thời gian tưới trong mùa khô 15-25 ngày/lần tùy thời điểm.

32

Bón cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ. Bón 10-15 kg phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ sinh học và đạm, lân, kali (lượng bón và cách bón theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Vệsinh đồng ruộng

- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm, thu gom và tiêu hủy triệt đểcác tàn dư cây bị bệnh, xửlý các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột.

- Cắt cành, dây lươn sát mặt đất để gốc tiêu được thông thoáng.

Hàng năm, khử trùng bề mặt đất bằng vôi bột (không rắc trực tiếp vào gốc và rễ cây) với lượng 1 tấn/ha (chia làm 2 lần, mỗi lần 500kg), hoặc rắc vào rãnh thoát nước để khử trùng nguồn bệnh và nâng cao độ pH của đất (5-7 tạ/ha).

c. Biện pháp sinh học

- Sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các hỗn hợp của nấm đối kháng nhưTrichoderma, xạ khuẩn Steptomices, vi khuẩn Bacillus, các vi sinh vật có ích khác và thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất Saponin, ankanoid), nấm ký sinh côn trùng

Metarhizium với phân vi sinh, phân hữu cơ hoai mục để phòng trừ nấm và tuyến trùng gây bệnh trong đất.

Sử dụng các chế phẩm sinh học trên để bón kết hợp với các đợt bón phân cho cây, rắc chế phẩm (trong vùng rễ) rồi phủ lớp đất lên. Trong mùa khô có thể hòa chế phẩm sinh học trong nước đểtưới kết hợp.

d. Biện pháp hoá học

Thuốc hoá học phải được sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng, chỉ sử dụng các thuốc đã được đăng ký sử dụng trên cây hồ tiêu trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

Khi bệnh chết chậm xuất hiện sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ rệp sáp đểphòng trừ, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. Xử lý thuốc 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày, xử lý các cây bị bệnh và các cây xung quanh vùng cây bị bệnh.

Trừ tuyến trùng: Dùng các thuốc trừ tuyến trùng vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, nếu đã sử dụng chế phẩm sinh học thì chỉ sử dụng thuốc hóa học 1 lần (vào tháng 4 hoặc tháng 10).

Trừ nấm đất: Sử dụng thuốc có hoạt chất Carbendazim, Metalaxyl, Mancozeb, … xửlý 1 hoặc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa bằng phương pháp tưới hoặc sục gốc. Khi sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.

Lưu ý: không được xửlý thuốc hóa học vào vị trí đã bón chế phẩm sinh học; nếu diện tích đã nhiễm bệnh cần xử lý thuốc hóa học thì phải xử lý thuốc hóa học trước khi bón chế phẩm 15-20 ngày.

1.5. Biện pháp trừ bệnh

- Đối với cây bị bệnh nặng thì loại bỏvà tiêu hủy.

- Đối với cây bị bệnh nhẹ cần phải xác định được đối tượng gây hại là rệp sáp hay tuyến trùng. Moi đất trong gốc sâu khoảng một gang tay đểxác định đối tượng gây hại.

33

- Thuốc trừ nấm: Hoạt chất Ningnanmycin: Bonny 4SL; Diboxylin 4SL, 8SL; Kozuma 8SL; Naga 80SL (trị bệnh chết chậm)

Hình 4.46. ThuốcBonny 4SL trị nấm Hình 4.47. Thuốc Diboxylin 2SL trị nấm

- Thuốc trừ tuyến trùng: Tervigo 020SC; Vifu - super 5 GR; Map Logic 90WP; Danasu 10 GR; Agpycap 10GR; Etocap 10 GR; Gold-goat 10GR; Nokaph 10GR; Saburan 10GR; Starap 100GR; Vimoca 10GR; Regal 3GR; Tungent 5GR, 100SC; Jolle 1SL, 40SL, 50WP; Kaido 50SL, 50WP; Tramy 2 SL; Heroga 6.4SL; Geno 2005 2 SL; Palila 500WP (5 x 109cfu/g); Probull 722SL.

34

Hình 4.50. Thuốc Map Logic 90WP Hình 4.51. Thuốc Agpycap 10GR

Hình 4.52. Thuốc Etocap 10 GR Hình 4.53. Thuốc Saburan 10GR

35

- Cách xửlý:

+Tưới thuốc vào gốc, 5-7 lít/gốc (thuốc đã pha nước), dùng que chọc lỗsâu 10-30 cm vào phần gốc đểtưới đạt hiệu quảhơn.

+Thuốc dạng hạt thì vùi vào khu vực rễtiêu, sâu khoảng 10-15cm.

- Số lần xửlý: 2-4 lần trong điều kiện đủẩm, vào mùa mưa, cách nhau 1 tháng 1 lần.

2. Bệnh chết nhanh

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

- Do nấm Phytophthora spp. gây ra, trong đó 2 loài Phytophthora tropicalis

Phytophthora capsicigây hại nặng hơn cả. - Nấm sống trong đất.

- Nấm lây lan qua nước mưa

2.2. Triệu chứng

Bệnh hại vùng rễ, ban đầu các đầu chóp rễ bị biến màu, có mầu nâu nhạt hay nâu ướt, sau chuyển sang nâu đen, rễ bị thối nên không cung cấp đủ nước, dinh dưỡng cho cây làm cho cây bịhéo nhanh, mép lá hơi co lại, chuyển màu vàng trước khi rụng. Bổ đôi thân thấy mạch dẫn bị thâm đen. Từ khi thấy triệu chứng lá bắt đầu héo, sau 1-2 tuần thì cây chết nhưng các thân dây chính vẫn bám trên trụ. Có trường hợp cây chết, lá bị héo khô nhưng không rụng.

Đặc điểm nhân dạng chính

- Cây tiêu héo rất nhanh, héo mà lá vẫn còn xanh, không kịp chuyển vàng. - Trên thân, cành và lá bị thối đen, ướt sũng, nhất là phần sát với mặt đất. - Quả, gié quả bị thối đen và rụng gié quả.

2.3. Đặc điểm phát sinh, gây hại của bệnh chết nhanh

Nấm bệnh phát sinh, xâm nhiễm và gây hại rễ hồ tiêu vào đầu hoặc giữa mùa mưa nhưng cuối mùa mưa cây mới biểu hiện chết hàng loạt, nặng nhất vào khoảng tháng 9-10. Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện vệsinh đồng ruộng kém, vườn không được thoát nước tốt, bón phân không cân đối, …

36

Tác hại của bệnh chết nhanh

- Thối lá, thối thân, thối rễ, thối quả. - Chết từng trụtiêu.

- Bệnh lây lan rất nhanh làm chết cảvườn tiêu trong thời gian ngắn.

Hình 4.57. cây tiêuđã chết hoàn toàn do bệnh chết nhanh

2.4. Phòng bệnh

(Xem ở phần phòng bệnh chết chậm) Đối với biện pháp hoá học

Thuốc hoá học phải được sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng, chỉ sử dụng các thuốc đã được đăng ký sử dụng trên cây hồ tiêu trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

- Những vườn đã có ổ bệnh chết nhanh từ vụ trước, tiến hành xử lý phòng bệnh bằng thuốc hóa học 1 lần vào đầu mùa mưa.

- Xửlý ổ bệnh: Tiến hành vào đầu hoặc giữa mùa mưa, xử lý thuốc 2 lần cách nhau 7- 10 ngày.

Xử lý các cây tiêu chớm bị bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất axít Phosphoric, hoạt chất Fosetyl-aluminium (95%), hoạt chất Metalaxyl. Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

Cần bổ sung các chế phẩm có hoạt chất Chitosan sau những lần dùng thuốc hóa học để tăng cường hệ vi sinh vật có ích cho cây tiêu.

37

Hình 4.59. Không tỉa cành gốc (tiêu không tốt)

- Xửlý hom giống bằng thuốc Alliette 80WP hoặc các thuốc có hoạt chất Mataxyl như: Alfamil 35WP; Mataxyl 25WP; Vilaxyl 35 WP.

- Phun phòng bằng thuốc Aliette 80WP hoặc thuốc có hoạt chất Mataxyl. Phun vào giai đoạn mưa nhiều ngày và sau đó có nắng, đặc biệt là sau những trận mưa có gió mạnh làm lay gốc tiêu.

2.5. Trị bệnh

- Loại thuốc:

Ara – super 350SC Dovatop 400SC

DuPontTM Kocide 46.1 WG, 53.8 WG Eddy 72WP

Foscy 72 WP Insuran 50WG

Phytocide 50WP Acrobat MZ 90/600 WP

Acaete 80WP Agofast 80 WP

Alle 800WG Alimet 80WP, 90SP

Alonil 80WP Alpine 80 WP, 80WG

ANLIEN - annong 400SC, 800WG, 900SP Dafostyl 80WP

Dibajet 80WP Forliet 80WP

Vialphos 80 SP Anlia 600WG

Lusatex 5SL Manozeb 80 WP

Mexyl MZ 72WP Vimonyl 72 WP

Suncolex 68WP Ridomil Gold 68WG

Alfamil 35WP Mataxyl 25WP, 500WP

Vilaxyl 35 WP Myclo 400WP

Bonny 4SL Diboxylin 2 SL, 4SL, 8SL

Kozuma 8SL Banking 110WP

Treppach Bul 607SL Vaba super 525SL

38

Hình 4. 60. Thuốc Ara – super 350SC Hình 4.61. Thuốc Eddy 72WP

Hình 4.62. Thuốc Foscy 72 WP Hình 4.63. Thuốc Insuran 50WG

39

Hình 4.66. Thuốc Alpine 80 WP Hình 4.67. Thuốc Forliet 80WP

Hình 4.68. Thuốc Treppach Bul 607SL Hình 4.69. Thuốc Newtracon 70 WP

- Cách xửlý:Phun lên cây, tưới vào đất, phần gốc rễtiêu. - Số lần xửlý: 2-3 lần; Cách nhau 15 ngày.

3. Bệnh cháy lá tiêu(thán thư,khô vằn, đen lá) 3.1. Đặc điểm nhận dạng

Hình 4.70. Lá tiêu bịcháy

40

3.3. Tác hại

- Lá bịcháy đen - Lá bị rụng

- Hoa, quảtiêucũng bị thối đen và rụng

3.4. Biện pháp phòng bệnh

- Vệ sinh sạch sẽvườn tiêu

- Rong tỉa cách cành lươn, cành sát đất.

- Không dùng vòi nước có áp lực mạnh tưới thẳng vào cây và gốc tiêu, bồn tiêu.

- Phun phòng Booc đô 1% vào đầu mùa mưa, phun 2-3 lần trong mùa mưa, phun cách nhau 25-30 ngày.

3.5. Biện pháp trừ bệnh

- Phun Booc đô 1% khi tiêu bị cháy lá.

- Phun các loại thuốc khác như có chứa hoạt chất:

+ Carbendazim: Acovil 50 SC (trịđốm lá); Vicarben 50WP (trịthán thư). + Hoạt chất Azoxystrobin và Difenoconazole: Help 400SC (trị bệnh thán thư) + Hoạt chất Carbendazim: Vicarben 50WP (trịthán thư)

+ Hoạt chất Chlorothalonil + Mandipropamid: Revus opti 440SC (trị bệnh thán thư) + Hoạt chất Copper Hydroxide: DuPontTM Kocide46.1 WG, 53.8 WG (trị bệnh thán thư)

+ Hoạt chất Eugenol: Genol 0.3SL, 1.2SL (trị bệnh thán thư) + Hoạt chất Iprodione: Rora 750WP (trị bệnh thán thư)

+ Hoạt chất Kasugamycin: Kamsu 2SL, 4SL, 8WP (trị bệnh thán thư) + Hoạt chất Metiram Complex: Polyram 80WG (trị bệnh thán thư) + Hoạt chất Prochloraz: Mirage 50 WP (trị bệnh thán thư)

+ Hoạt chất Propineb: Newtracon 70 WP (trị bệnh thán thư)

+ Hoạt chất Thiophanate-Methyl: Thio - M 500 SC (trị bệnh thán thư)

4. Bệnh tiêuđiên

41

Hình 4.71. Bệnh tiêuđiên

- Bệnh gây hại trên tiêu mới trồng, từ 1-2 năm đầu. - Lá tiêu nhỏ lại.

- Látiêu biến dạng, mép là tiêu gợn sóng. - Mặt lá gồlên.

- Lá dày và giòn.

- Lá mất màu xanh, có những vùng xanh đậm xen lẫn với vùng xanh nhạc. - Ngọn tiêuxoăn lại.

- Các lóng tiêu ngắn lại. - Cây sinh trưởng chậm.

4.2. Tác nhân gây hại: Do virus gây hại.

4.3. Tác hại của bệnh tiêuđiên

- Cành nhánh ít và ngắn. - Cây ra hoa, quả ít hơn.

- Không có quả khi bệnh nặng.

4.4. Phòng bệnh

42

- Tiêu diệt rầy, rệp trên vườn tiêuđể tránh lây lan.

- Không dùng dao cắt trên cây bị bệnh chung với cây không bệnh.

- Tiệt trùng dao cắt bằng cồn. Dùng bông tẩm cồn và vuốt (rà) qua lưỡi dao. Sau mỗi lần cắt xong một cây giống.

4.5. Trị bệnh

- Bệnh này không có thuốc đặc trị.

- Cây bệnh nhẹthì chăm sóc bình thường, tuy nhiên năng suất thấp. - Cây bị bệnh nặng nên tiêu hủy sớm đểtránh lây lan sang cây khác.

5. Bệnh gỉlá (tảo lá) 5.1. Đặc điểm nhận dạng

- Vết bệnh xuất hiện ở mặt trên lá tiêu là chủ yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình bảo vệ thực vật trên cây tiêu (nghề trồng hồ tiêu) (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)